Trên cơ sở Cứu quốc quân và các đội du kích, tự vệ chiến đấu phát triển ở các chiến khu Cao - Bắc - Lạng, Hà – Tuyên - Thái, để có một lực lượng chủ lực làm nòng cốt thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ hơn, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương thành lập Đội quân giải phóng nhằm tập hợp những cán bộ, chiến sĩ anh dũng nhất, những vũ khí tốt nhất, tổ chức thành một đội vũ trang để hoạt động.

Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:

Nguồn gốc của pháp luật được xem xét dưới 02 góc độ là theo quan niệm chung của xã hội và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.

+ Ở xã hội cộng sản nguyên thủy, do nhu cầu của cuộc sống cộng đồng, các quan hệ xã hội giữa người và người được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán và các quy tắc tôn giáo.

+ Khi xã hội xuất hiện sở hữu tư nhân, sự phân chia giai cấp, người giàu, người nghèo, người bóc lột và bị bóc lột, đồng thời,  cũng nảy sinh những mâu thuẫn giai cấp đối kháng, đòi hỏi phải có những quy tắc xử sự mang tính bắt buột chung được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế đối với các thành viên trong xã hội và một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt có bộ máy cưỡng chế đảm bảo cho các quy tắc xử sự đó được thực hiện.

=> Do đó những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.

Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu: Nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật; Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra – Án lệ; Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật. Đó cũng chính là nguồn gốc của pháp luật.

+ Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng cũng như Nhà nước, pháp luật là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật không phải là ý chí của thượng đế hay của một lực lượng siêu nhiên nào ngoài trái đất gán ghép vào xã hội.

+ Pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội, là kết quả của sự biến đổi xã hội từ xã hội không có giai cấp sang xã hội có giai cấp:

+ Trong xã hội nguyên thủy chưa có Nhà nước thì cũng chưa có pháp luật. Để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đó người ta dựa vào tập quán, đạo đức, tín điều tôn giái… Là những công cụ điều chỉnh thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chung của các thành viên trong xã hội nên được mọi người thừa nhận và tự giác tuân theo.

=> Nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo… không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trọ đã thông qua Nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.

Do đó, pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội.

=> Tựu chung lại cả hai quan điểm đều thống nhất sự ra đời của pháp luật gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Do đó đáp án C là đáp án chính xác. Các quan điểm khẳng định còn lại là các khẳng định sai và chưa đúng về nguồn gốc của pháp luật.

Như vậy, Pháp luật ra đời khi nào? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết. Chúng tôi mong rằng qua bài viết sẽ giúp các em học sinh nắm được những khái niệm, nội dung và bản chất của pháp luật phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi khác nhau nếu gặp phải.

Hà Nội (TTXVN 1/3/2024) Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) là thành phần trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 3/3/1959. Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, tận tụy với Nhân dân, mưu trí, dũng cảm, vượt mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 111 nghiên cứu, lên phương án vây bắt biệt kích (1971). Ảnh: Minh Trường - TTXVN

Ngày 19/11/1958, để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) ra Nghị quyết số 58/NQ-TW “Về việc thành lập lực lượng Cảnh vệ nội địa và Biên phòng”, sau này là lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT). Đây là nghị quyết đặc biệt, đầu tiên của Đảng về công tác biên phòng, nội địa và giới tuyến. Nghị quyết xác định lực lượng Cảnh vệ nội địa và Biên phòng có nhiệm vụ: “Trấn áp mọi hành động phá hoại của bọn phản cách mạng trong nước và bọn phản cách mạng ngoài nước xâm nhập phá hoại nước ta, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ an ninh biên giới, bờ biển, giới tuyến và nội địa, bảo vệ an toàn cho các cơ sở kinh tế, văn hóa quan trọng”.

* “Non xanh nước biếc trùng trùng/ Giữ gìn Tổ quốc ta không ngại ngùng gian lao”

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 100/TTg thành lập lực lượng CANDVT, nêu rõ: “Thống nhất các đơn vị bộ đội thuộc Bộ Quốc phòng đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các đơn vị Công an Biên phòng, Cảnh sát vũ trang thành một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an”.

Tại buổi Lễ thành lập lực lượng ngày 28/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và huấn thị cán bộ, chiến sĩ CANDVT:

Từ đây, nước ta chính thức có một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác nội địa, biên phòng, tập trung thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, gồm 3 cấp: Trung ương có Ban Chỉ huy Trung ương CANDVT (tháng 7/1961 đổi tên thành Bộ Tư lệnh CANDVT) do đồng chí Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Tư lệnh, kiêm Chính ủy đầu tiên của lực lượng; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Ban Chỉ huy CANDVT tỉnh, thành phố; cấp cơ sở có các đồn CANDVT và đơn vị cơ động.

Từ đó, ngày 3/3/1959 chính thức trở thành Ngày truyền thống của lực lượng CANDVT (BĐBP ngày nay).

Ngay từ khi thành lập và suốt quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ BĐBP vinh dự, tự hào, thường xuyên được đón nhận sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, toàn diện của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Ngày 02/3/1962, tại Đại hội chiến sĩ thi đua CANDVT toàn quốc lần thứ nhất, Bác Hồ đã đến dự, biểu dương thành tích và tặng cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng bài thơ:

“Non xanh nước biếc trùng trùng,

Giữ gìn Tổ quốc ta không ngại ngùng gian lao.

Biển sâu chí khí ta soi vào càng sâu,

Những lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã trở thành phương châm hành động của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP.

BĐBP Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Kon Tum) tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

* Góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, BĐBP liên tục có sự phát triển về biên chế, tổ chức và nhiệm vụ, gắn liền với quá trình vận động, phát triển của tình hình, nhiệm vụ cách mạng của đất nước, được cụ thể hóa bằng các nghị quyết của Đảng và các quyết định của Chính phủ. Trong đó có 4 nghị quyết đánh dấu sự ra đời và thay đổi tổ chức của BĐBP là:

- Nghị quyết số 58/NQ-TW ngày 19/11/1958 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) về việc “Thành lập lực lượng bảo vệ nội địa và biên phòng”, đánh dấu sự ra đời lực lượng CANDVT (nay là BĐBP).

- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/10/1979 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) về việc “Chuyển giao nhiệm vụ và lực lượng CANDVT sang Bộ Quốc phòng thành lực lượng BĐBP”.

- Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 30/11/1987 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) về “Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới”. Nghị quyết đã chỉ rõ: “Chuyển giao lực lượng BĐBP cho Bộ Nội vụ (tức Bộ Công an hiện nay) trực tiếp phụ trách”. Đồng thời tại Chỉ thị số 41-CT/ TW ngày 31/5/1988 của Ban Bí thư về “Chuyển giao lực lượng BĐBP từ Bộ Quốc phòng sang Bộ Nội vụ” đã ghi rõ: “Bộ Quốc phòng chuyển giao nhiệm vụ, toàn bộ tổ chức, biên chế, trang bị và cơ sở vật chất, kỹ thuật của lực lượng BĐBP sang Bộ Nội vụ. Lực lượng BĐBP đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy toàn diện của Bộ trưởng Bộ Nội vụ”.

- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 8/8/1995 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về “Xây dựng BĐBP trong tình hình mới” đã quyết định chuyển lực lượng BĐBP từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốc phòng và xác định nhiệm vụ công tác biên phòng trong tình hình mới rất toàn diện, bao gồm: “Bảo vệ biên giới trên bộ, trên biển; bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống xâm nhập và chống buôn lậu qua biên giới; bảo vệ tài nguyên của đất nước; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với các nước láng giềng. Phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới các nước láng giềng thi hành các điều ước quốc tế, các hiệp ước, hiệp định; tuyên truyền, vận động Nhân dân vùng biên giới tăng cường đoàn kết, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh”.

Ngày 22/12/2004, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) ra Thông báo số 165-TB/TW về tổ chức BĐBP, nhấn mạnh: Công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và xây dựng BĐBP phải bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Chính phủ, Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), Bộ Quốc phòng và các tỉnh ủy, thành ủy (nơi có BĐBP). Giữ ổn định lâu dài hệ thống tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của BĐBP như Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 8/8/1995 của Bộ Chính trị. BĐBP là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng, được chỉ huy, đảm bảo thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến cơ sở, với 3 cấp: Bộ Tư lệnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, thành phố và Đồn Biên phòng. Thường xuyên phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng trên địa bàn; khi có chiến tranh thực hiện theo quy chế của Bộ Quốc phòng.

Năm 2018, trước yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, ngày 28/9/2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về "Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia". Đây là một chiến lược chuyên ngành quan trọng, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối quốc phòng, an ninh, thể hiện rõ tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia xác định rõ: “Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước; dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nhân dân là chủ thể, “mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”; lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; BĐBP là lực lượng chuyên trách, lực lượng chiến đấu đầu tiên, bám trụ đến cùng để bảo vệ và giữ vững biên giới quốc gia”. Nghị quyết cũng đặt vấn đề phải ổn định tổ chức biên chế và xác định BÐBP là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng, BÐBP là lực lượng chuyên trách, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại.

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 8/8/1995 của Bộ Chính trị (khóa VII) về “Xây dựng BĐBP trong tình hình mới”, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 về “Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia”, Bộ Tư lệnh BĐBP tham mưu Bộ Quốc phòng trình Quốc hội và Chính phủ ban hành những văn bản pháp luật hết sức quan trọng về xây dựng BĐBP và nhiệm vụ của BĐBP như: Pháp lệnh BĐBP, Luật Biên giới quốc gia, Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản quy định chi tiết... Như vậy, với sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, BĐBP đã có những cơ sở chính trị, pháp lý cơ bản, quan trọng để tiến hành các hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới và thực thi nhiệm vụ, công tác biên phòng trong tình hình mới.

Trong suốt chặng đường 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, chiến sĩ CANDVT và BĐBP ngày nay luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng và truyền thống quyết chiến, quyết thắng của CAND, QĐND, đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân; phát huy cao độ năng lực sáng tạo, tự lực tự cường, tinh thông về nghiệp vụ, giỏi về kỹ, chiến thuật, nắm chắc pháp luật, am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào, sẵn sàng chiến đấu cao, kịp thời xử lý các tình huống, ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là đại dịch COVID-19 và các đợt thiên tai, bão lũ. Qua đó, nêu cao phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” và truyền thống quý báu của lực lượng hai lần được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN./.

Nguồn: Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng

Bài 2 - Bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc

Bài 3 - Mưu trí, dũng cảm, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh