Nhắc đến ẩm thực Tây Ninh thì bạn nghĩ ngay đến món gì, có phải là bánh tráng phơi sương với muối ớt tôm nổi tiếng khắp nơi. Bên cạnh đó thì vẫn còn rất nhiều món ngon hấp dẫn khác đủ sức làm hài lòng khẩu vị của các du khách gần xa.

Ăn gì khi đi Tây Ninh, ăn ở đâu?

Tây Ninh là một điểm đến quá quen thuộc với khách du lịch vì có ngọn núi Bà Đen nổi tiếng. Bên cạnh đó thì không quá khó để du khách có thể tìm thấy những món ăn đặc sản khi ghé thăm Tây Ninh, từ các món ăn vặt cho đến những món ăn no. Có rất nhiều gợi ý ăn gì khi đi Tây Ninh, ăn ở đâu để bạn tham khảo lựa chọn.

Món ăn này từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân địa phương nơi đây, là một gợi ý tuyệt vời nếu bạn chưa biết ăn gì khi đi Tây Ninh, ăn ở đâu. Bò tơ hay còn được gọi là bê sẽ được người dân chăn thả trên những cánh đồng, ăn cỏ nên chất lượng thịt khác hẳn so với những loại thịt thông thường. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận thịt bò tơ Tây Ninh chắc, dai và lớp da mỏng giòn. Có nhiều cách chế biến như nhúng lẩu, hấp, cuốn gỏi hoặc xào nhưng ngon nhất và chuẩn vị nhất chính là là bò tơ nướng.

Khi nhắc đến món ăn đặc sản Tây Ninh thì bánh canh Trảng Bàng cũng là cái tên luôn xuất hiện trong danh sách. Tuy là cũng tương tự như các loại bánh canh thông thường khác nhưng với phương thức nấu gia truyền cùng nguồn nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng, từng tô bánh canh Trảng Bàng thơm nức mũi sẽ khiến bạn không thể ngừng đũa. Đầu tiên thì bánh canh được trụng qua nước sôi để sợi bánh mềm và dẻo hơn. Sau đó đổ nước lèo vào cùng rau thơm, hành, ngò sẽ giúp cho tô bánh canh thêm phần hấp dẫn. Ngoài ra không thể thiếu thịt heo cắt lát, chân giò heo luộc ăn kèm một chút nước mắm, hạt tiêu và ớt cay cay nồng nồng giúp tăng thêm hương vị.

Ốc là một món ăn vặt quen thuộc, nhất là đối với giới trẻ. Tuy là ốc thì nơi nào cũng có nhưng nếu có dịp thì bạn nên thử ốc xu núi Bà để cảm nhận được hương vị mới lạ hơn. Ốc xu là loại ốc có hình dạng khá giống ống bươu, thân mình dẹt và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Nếu như bạn đang mắc các bệnh về xương khớp, thường xuyên nhức mỏi chân tay thì món ăn này sẽ giúp hỗ trợ phần nào. Ốc xu khá khó tìm và chỉ Tây Ninh mới có. Về cách chế biến thì rất đơn giản, khi bắt về chỉ cần rửa sạch, ngâm nước muối là đã có thể nấu thành nhiều món ăn đa dạng. Tiêu biểu như món ốc xu hấp xả với từng con ốc béo dai, ngọt thanh lạ miệng ăn cùng nước chấm sả gừng, kèm ớt, muối tiêu xanh cùng một chút lá rau răm thì không gì ngon bằng.

Đây là một món ngon Tây Ninh với hương vị khá lạ miệng được rất nhiều du khách yêu thích. Người dân nơi đây đã rất tài tình khi tận dụng vỏ bưởi, loại bỏ được vị đắng của nó để biến tấu thành món ăn chơi vui miệng. Món nem bưởi sẽ gồm vỏ quả bưởi kết hợp với đu đủ xanh bào nhuyễn phơi khô cùng nhiều phụ liệu khác như khế chua, lá vông nem, chùm ruột, ớt hiểm, tiêu,… để cho ra đời món nem mang vị chua chua, mặn mặn, ngọt ngọt quyện cùng chút cay của ớt và tiêu rất đặc biệt. Thú vị nhất là những chiếc nem bưởi có màu sắc chẳng khác gì nem thịt thông thường nhưng khi ăn thì mới cảm nhận được sự khác biệt, có thể dùng ăn mặn lẫn ăn chay đều thích hợp.

Nghe có vẻ bất ngờ khi thằn lằn cũng là một món ăn được gợi ý dành cho những du khách thắc mắc ăn gì khi đi Tây Ninh, ăn ở đâu. Đây thực sự là một đặc sản nổi tiếng của người dân Tây Ninh. Loài thằn lằn núi này sinh sống nhiều trong các hang hốc của núi Bà Đen, ăn các loại thức ăn tự nhiên nên thịt chúng rất dai, khác với thịt nuôi công nghiệp. Tuy nhiên số lượng ngày càng cạn kiệt nên cũng ít nơi bán và du khách phải chịu khó săn lùng mới thấy. Nếu có dịp thì bạn nhớ thử món món cháo thằn lằn, thằn lằn nướng, thằn lằn băm nhỏ xào tiêu xanh ăn kèm lá lốt và bánh tráng hoặc thằn lằn chiên giòn kèm nước mắm me, xà lách, rau thơm, dưa leo cũng rất hấp dẫn.

Bạn có biết Nghệ thuật chế biến món chay Tây Ninh đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia. Ăn chay vốn là nếp sống lâu đời của người dân Tây Ninh bởi vì đa số ở đây có rất đông tín đồ Cao Đài giáo và Phật giáo nên thói quen ăn uống cũng bị ảnh hưởng. Nguyên liệu làm nên món chay Tây Ninh cũng dân dã và quen thuộc như những nơi khác nhưng nhờ sự sáng tạo, khéo léo và tay nghề của người Tây Ninh mà các món chay đã trở nên đặc sắc và hấp dẫn hơn. Vì thế nếu muốn tìm kiếm một bữa ăn thanh đạm, đầy đủ sức khoẻ mà không biết ăn gì khi đi Tây Ninh, ăn ở đâu thì du khách có thể “đổi gió” với các món chay này nha.

Bánh tráng phơi sương là đặc sản dân dã của tỉnh Tây Ninh, tuy bình dị nhưng lại mang hương vị đặc trưng không thể trộn lẫn khiến những ai đã một lần thưởng thức thì sẽ khó mà quên được. Bánh tráng này được làm từ bột gạo (có thể pha thêm tí bột mì hoặc bột năng), nước và muối. Bánh khá dẻo, dai, vị mặn, màu trắng đục, trên bề mặt có các hạt bong bóng nhỏ nổi lên và có hình tròn. Thực khách có thể sử dụng trực tiếp loại bánh tráng phơi sương này mà không cần nhúng nước hoặc nướng giòn như các loại bánh tráng khác. Ở Tây Ninh thì bánh tráng phơi sương thường được dùng để cuốn với thịt luộc, bò tơ Tây Ninh và các loại rau rừng. Ngoài ra thì du khách cũng có thể mua bánh tráng phơi sương về làm quà sau chuyến du lịch Tây Ninh.

Thành phố Cần Thơ ở đâu? Thành phố Cần Thơ thuộc miền nào?

Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Đây là thành phố sầm uất và phát triển nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của cả vùng. Cần Thơ hiện là đô thị loại I, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia.

Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của sông Cửu Long và ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long và là thành phố nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 1877 km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách Rạch Giá gần 120 km, cách trung tâm thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) khoảng 264 km và cách biển Đông 75 km theo đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C), Cần Thơ có tọa độ địa lý 105°13’38” – 105°50’35” kinh độ Đông và 9°55’08” – 10°19’38” vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sông Hậu, có vị trí địa lý:

Ngày 1-1-2004, tỉnh Cần Thơ tách ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Kể từ đó, Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm 3 dạng: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nữa mở và đồng bằng châu thổ. Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới – gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC, độ ẩm trung bình năm: 82% – 87% (thay đổi theo các năm).