Chương Trình Eps Đi Hàn Quốc 2021 Cần Gì Không Cần Visa
Căn cứ kế hoạch mà Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc đề nghị ngày 29/12/2023, Trung tâm Lao động ngoài nước đã Thông báo tổ chức kỳ thi tiếng Hàn Đợt 1 năm 2024.
Chương trình EPS là chương trình như thế nào?
EPS hay còn gọi là Employment Permit System, tức hệ thống cấp phép về vấn đề việc làm dành cho người lao động. Chương trình do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phụ trách, có làm việc với cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc.
Được biết, EPS chỉ dành riêng cho người lao động nước ngoài đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Đối với chương trình EPS này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tuyển chọn ra những người đủ điều kiện tiêu chuẩn để đi làm việc tại nơi đây. Mọi công việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ, xin cấp visa xuất cảnh, đào tạo kiến thức liên quan,… sẽ do bên Bộ phối hợp làm việc với cơ quan của đất nước này.
Những người theo diện EPS có thể xuất khẩu lao động ở 4 ngành nghề chủ yếu, bao gồm Sản xuất chế tạo, Xây dựng, Nuôi trồng thủy sản và Nông nghiệp. Tất cả người lao động khi đến đây để làm việc đều sẽ được hưởng quyền lợi và quy định pháp luật bình đẳng như người lao động Hàn Quốc.
Chương trình EPS là chương trình như thế nào?
Điều kiện cần để xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc với chương trình EPS
Để làm việc tại Đại Hàn Dân Quốc theo chương trình EPS này, người lao động cần đạt đủ điều kiện cần được đặt ra. Dưới đây là chi tiết về những điều kiện cần có:
Nộp tiền theo quy định và ký hợp đồng
Trung tâm lao động nước ngoài sẽ dựa theo hồ sơ trúng tuyển thông báo đến bạn qua một trong ba hình thức: gửi công văn cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, gửi qua bưu điện hoặc đăng danh sách người trúng tuyển ở các phương tiện truyền thông.
Sau khi nhận được thông báo, người lao động phải nộp số tiền theo quy định là 630 đô la Mỹ (bao gồm phí xin visa, phí tuyển chọn, phí mua vé máy bay, phí xử lý hồ sơ và một số chi phí cần thiết khác). Sau đó, người lao động cần hoàn tất hợp đồng lao động tại Hàn với Trung tâm bằng cách ký kết và đồng ý các điều khoản của hợp đồng đó.
Điều kiện cần để xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc với chương trình EPSĐiều kiện cần để xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc với chương trình EPS
Theo quy định, người được nhập cảnh vào Hàn Quốc để lao động chỉ là những người đã ký vào quỹ tại phòng giao dịch hay chi nhánh của Ngân hàng Chính sách xã hội. Cùng với đó là số tiền 100 triệu đồng, theo quy định của Thông tư liên tịch của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nước ta.
Trong quá trình hoàn tất bước này, người lao động cần lưu ý: nên thực hiện ký quỹ trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được thông báo từ Trung tâm lao động nước ngoài. Sau đó, người lao động cần liên hệ để gửi Giấy xác nhận cho Trung tâm và thông báo một lần nữa cho họ.
Trên đây là toàn bộ những điều kiện và thủ tục cần thiết để một người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc với chương trình EPS. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho các bạn trong quá trình hoàn tất hồ sơ. Nếu có vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ với LIP Education để được giải quyết.
Hiện tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang có tổng cộng 2 cơ sở và 2 chi nhánh.
+ Cơ sở I: Văn phòng chính của Trung tâm
Địa chỉ: Số 30 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, TP Mỹ Tho, Tiền Giang
(Cách cầu Quay 100 mét đi về hướng Gò Công)
Điện thoại: 0273.3874694 Fax: 0273.3881459
Số 4 Phạm Hùng, Xã Trung An, Tp Mỹ Tho, Tiền Giang
(Cách cổng Khu công nghiệp Mỹ Tho 100 mét)
Chi nhánh Dịch vụ việc làm Gò Công
31A đường Võ Duy Linh, Khu phố 1, Phường 5, TP Gò Công, Tiền Giang
Chi nhánh Dịch vụ việc làm Cai Lậy
Số 276 đường 30/4, Phường 5, TX. Cai Lậy, Tiền Giang
Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, được ngân sách đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và tài khoản riêng.
Trung tâm có chức năng tổ chức thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo quy định của pháp luật.
a) Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
b) Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyến; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
c) Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
d) Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
2. Giới thiệu việc làm cho người lao động.
3. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
a) Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
b) Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
5. Phân tích và dự báo thị trường lao động.
6. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
7. Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có thông báo về một số lưu ý đối với người lao động đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS) khi được lựa chọn ký hợp đồng.
Theo kế hoạch, phía Hàn Quốc sẽ tiến hành cấp phép, giới thiệu hồ sơ đợt 3-2024 của người lao động trong ngành sản xuất chế tạo, đóng tàu (từ ngày 3 đến 6-9-2024) và các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, dịch vụ, lâm nghiệp (từ ngày 9 đến 13-9-2024).
Lao động Việt Nam nhập cảnh vào Hàn Quốc để làm việc theo Chương trình EPS
Để chuẩn bị tốt các hồ sơ, thủ tục khi được chủ sử dụng lao động ký hợp đồng lao động, Colab lưu ý tới người lao động một số thông tin.
Khi được cấp phép, người lao động cần khẩn trương tiến hành xin cấp phiếu lý lịch tư pháp, mẫu số 1 để hoàn thiện hồ sơ xin cấp visa. Do thời gian thực hiện xin cấp lý lịch tư pháp khá dài, nếu người lao động chờ đến khi Colab thông báo kế hoạch học định hướng mới thực hiện thủ tục này sẽ có khả năng không kịp nộp hồ sơ khi tham dự khóa học định hướng.
Việc không kịp thời hoàn thiện đủ hồ sơ xin cấp visa có thể dẫn đến việc người lao động bị hủy hợp đồng vì lý do nhập cảnh muộn và hồ sơ của người lao động sẽ bị tạm dừng giới thiệu 1 năm. Người lao động theo dõi tiến trình hồ sơ cấp phép tại tài khoản cá nhân trên trang www.eps.go.kr .
Bên cạnh đó, người lao động bố trí, sắp xếp công việc và tài chính để nộp các khoản đóng góp theo quy định khi tham dự khóa đào tạo giáo dục định hướng và bổ túc tiếng Hàn trong thời gian 15 ngày. Chi phí phải nộp gồm: Chi phí phái cử bằng tiền Việt Nam tương đương 630 USD (bao gồm: chi phí hành chính, chi phí khóa đào tạo định hướng, xin cấp visa, vé máy bay; ký quỹ 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Khóa học định hướng sẽ được thông báo tới người lao động theo các hình thức nhắn tin tới số điện thoại di động người lao động ký, đăng trên website của Trung tâm tại địa chỉ www.colab.gov.vn và gửi công văn tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương sau khi phía Hàn Quốc gửi Hợp đồng lao động. Khóa học sẽ được thông báo trước thời điểm tổ chức từ 7-10 ngày.
Người lao động cần chủ động tìm hiểu các thông tin, quy trình của Chương trình EPS đã được thông tin đầy đủ trên website www.colab.gov.vn ; nghiêm túc chuẩn bị, thực hiện kê khai hồ sơ xin cấp visa, các nội dung liên quan và cách thức xử lý các vấn đề phát sinh theo hướng dẫn của Colab.
Việc chuẩn bị đầy đủ, thực hiện chính xác thủ tục, hồ sơ theo hướng dẫn của Colab sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình nhập cảnh của người lao động. Việc nhập cảnh của người lao động sau khi xin cấp visa do chủ sử dụng lao động và Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) lập kế hoạch.
Theo cảnh báo của HRD Korea, người lao động không tự ý hoặc nhờ người khác liên hệ với chủ sử dụng lao động để hỏi về kế hoạch nhập cảnh. Hành vi này được xem là tham gia chương trình thông qua trung gian, môi giới, có thể dẫn đến bị hủy hợp đồng lao động.