Ngoài học bổng khuyến khích học tập theo quy định trường, học sinh sinh viên còn được nhận rất nhiều loại học bổng tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với tổng số tiền học bổng tài trợ khoảng 4 tỷ đồng/1 năm như:

Review ngành Địa lí tự nhiên trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG HN (HUS): Những thông tin cần biết!

Một trong những ngành học gắn bó trực tiếp tới sự phát triển của con người và môi trường chính là ngành địa lý tự nhiên. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều trường đại học đào tạo sâu về ngành này, trong đó Đại học Khoa học  Để hiểu rõ tầm quan trọng cũng như những đóng góp của ngành tới đời sống con người, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Tìm hiểu ngành Địa lý tự nhiên tại HUS

Ngành Địa lý tự nhiên của Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG HN có gì?

Ngành Địa lý tự nhiên của Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG HN đào tạo sinh viên các kiến thức về môi trường toàn cầu. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về địa lý, quy luật thành tạo, phát triển và tác động lẫn nhau của các địa quyển, sự phân bố và diễn biến của các dạng môi trường, tài nguyên. Ngoài ra còn có các kiến thức cơ bản về nhiệt đới, khoa học địa lý hiện đại, các vấn đề về tài nguyên,…

Trong quá trình học, bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng thành lập bản đồ, hiểu các dạng hoạt động sản xuất, các hiện tượng và quá trình tự nhiên. Sinh viên cũng có kỹ năng mô hình hóa và sử dụng các phần mềm chuyên dụng để phục vụ việc nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ và diễn biến theo thời gian của các đối tượng địa lý. Từ những kiến thức và kỹ năng đó, bạn có thể ứng dụng vào các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội, công nghệ.

Bạn có thể lựa chọn các chuyên ngành để theo đuổi: Địa lý Tự nhiên; Sinh thái Cảnh quan và Môi trường; Địa mạo & Tai biến thiên nhiên; Du lịch và Địa lý du lịch; Địa nhân văn và Kinh tế Sinh thái; Bản đồ Viễn thám và Hệ thông tin địa lý; Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ, địa hình; Địa lý  & môi trường biển.

Theo học ngành này bạn sẽ có cơ hội đi vi vu khắp nơi qua những đợt thực tập ngoài trời tại Ba Vì, Tam Cốc Bích Động, Cúc Phương, Sầm Sơn và Đồ Sơn. Trong năm cuối, bạn cần đi thực tập thu thập số liệu tại các địa phương trong cả nước tùy vào đề tài. Kinh phí thực tập sẽ được nhà trường hỗ trợ.

Sinh viên Địa lý tự nhiên sôi nổi tham gia hoạt động ngoại khóa

Trong suốt 4 năm đại học, bạn luôn có cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học cấp trường và cấp khoa, với sự hướng dẫn của những giảng viên giàu kinh nghiệm. Những sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học hoặc năm cuối sẽ được hỗ trợ thực địa, tài liệu và công cụ nghiên cứu. Ngoài ra còn được giới thiệu đến các cơ quan chuyên môn như Cục Viễn thám, Cục Bản đồ, các Viện nghiên cứu, các Sở ban ngành địa phương và những doanh nghiệp có hợp tác với Khoa để thực tập.

Cơ hội việc làm của ngành Địa lý tự nhiên

Ngành địa lý tự nhiên có cơ hội việc làm khá đa dạng. Các vị trí nghề nghiệp trực tiếp liên quan đến bằng cử nhân Địa lý tự nhiên: Chuyên gia bản đồ; Chuyên gia tư vấn về môi trường; Nghiên cứu viên địa mạo, cảnh quan và địa lý nhân văn; Chuyên viên quản lý hoặc nghiên cứu viên về quy hoạch lãnh thổ;  Chuyên gia / Chuyên viên tư vấn về công nghệ đo đạc bản đồ, viễn thám hệ thông tin địa lý, Giảng viên / giáo viên địa lý,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm những công việc liên quan khác như:  Quản lý logistics và phân phối sản phẩm; nhân viên tổ chức phi chính phủ về cứu trợ và phát triển, thiết kế cảnh quan; Bảo tồn thiên nhiên; Chuyên gia/nghiên cứu viên, tư vấn viên du lịch; Nghiên cứu thị trường; Quy hoạch giao thông,…

Những cơ quan thường xuyên tuyển sinh viên tốt nghiệp ngành Địa lý tự nhiên của đại học Khoa học Tự nhiên như: Các Cục, Viện và Trung tâm thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có liên quan đến quản lý biển đảo, quản lý tài nguyên và môi trường, đa dạng sinh học, viễn thám, đánh giá tác động môi trường…; Cục Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu; Các Viện nghiên cứu như Viện Địa chất, Viện Địa lý, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Viện Công nghệ vũ trụ,…; Các doanh nghiệp, công ty liên quan đến thiết bị hoặc tư vấn về viễn thám và GIS, đo đạc bản đồ, quy hoạch lãnh thổ, tư vấn tài nguyên và môi trường,…

Trên đây là những thông tin cần biết về ngành Địa lý tự nhiên của trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG HN. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành này và đưa ra quyết định chính xác trong kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (tiếng Anh: VNU University of Science – VNU-HUS)[a][3] là một trong những trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội; là đơn vị trọng điểm, đầu ngành của Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học công nghệ, mang tính ứng dụng cao (trong các lĩnh vực Toán học, Toán cơ, Toán - Tin ứng dụng, Máy tính và Khoa học thông tin, Khoa học dữ liệu, Vật lý học, Kỹ thuật điện tử tin học, Khoa học vật liệu, Công nghệ hạt nhân; Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hóa dược; Sinh học, Công nghệ sinh học; Địa lý tự nhiên, Quản lý đất đai; Khoa học thông tin địa không gian; Quản lý phát triển đô thị và bất động sản; Địa chất học, Kỹ thuật địa chất, Quản lý tài nguyên và môi trường; Khoa học môi trường, Khoa học đất, Công nghệ kỹ thuật môi trường; Khí tượng học, Thủy văn học, Hải dương học).

Năm 2017, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là trường đại học đầu tiên của Việt Nam được kiểm định và đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA).

Trường hiện có 4 khuôn viên tại Hà Nội, trong đó:

Đặc biệt, khuôn viên số 19 Lê Thánh Tông là cơ sở của Viện Đại học Đông Dương được thành lập năm 1906, một di sản kiến trúc quý giá do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ernest Hébrard thiết kế được xây dựng từ thời Pháp thuộc mang phong cách kiến trúc thuần Pháp tân cổ điển. Cụm công trình này là một di tích văn hoá có giá trị lịch sử quan trọng và giá trị kiến trúc trường học thuộc loại quý hiếm trong kho tàng kiến trúc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam.

Năm 2017, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là trường đại học đầu tiên của Việt Nam được kiểm định và đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA).[5]

Trong năm 2023, học phí cho các chương trình đào tạo hệ chính quy và chương trình đào tạo thí điểm tại Đại học Khoa học Tự nhiên (HUS) dao động từ 13.000.000 VND đến 28.000.000 VND mỗi năm học.

Ngoài ra, trường còn áp dụng các chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí và cung cấp chính sách học bổng đặc biệt dành cho sinh viên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ trong quá trình học tập.

Cán bộ giảng viên và cơ sở vật chất của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

Hiện nay, Đại học Khoa học Tự nhiên sở hữu đội ngũ cán bộ đa dạng và có chất lượng với tổng cộng 667 thành viên đang hoạt động. Số liệu này được phân chia cụ thể như sau: 39 Giáo viên THPT chuyên, 369 Giảng viên đại học, 3 Nhà giáo Nhân dân, 34 Nhà giáo ưu tú, 18 Giáo sư, 100 Phó Giáo Sư, 8 Tiến sĩ khoa học, 229 Tiến sĩ, và 195 Thạc sĩ.

Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 95%, trong đó có 64% giảng viên có trình độ Tiến sĩ. Những con số này không chỉ là minh chứng cho chất lượng xuất sắc của đội ngũ giảng viên mà còn làm nổi bật Đại học Khoa học Tự nhiên trong lĩnh vực giáo dục đại học trên toàn quốc.

Hiện trường có 3 cơ sở trải dài trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trụ sở chính nằm tại 334 Nguyễn Trãi, cơ sở phụ thứ nhất tọa lạc tại 19 Lê Thánh Tông và cơ sở phụ thứ hai nằm tại 182 Lương Thế Vinh.

Tổng diện tích của ba cơ sở này lên đến 2,52 hecta. Trong thời gian gần đây, trường đã tiến hành đầu tư xây dựng những công trình mới như nhà T9, T10 và các phòng thí nghiệm dành cho các dự án máy gia tốc, Địa kỹ thuật – Địa Môi trường và công nghệ nano.

Với hơn 100 phòng thí nghiệm và phòng máy đạt chuẩn, phục vụ cho quá trình học tập, thực hành và nghiên cứu, Đại học Khoa học Tự nhiên khẳng định vị thế của mình là một cơ sở giáo dục chất lượng cao, đặt mình ở hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản.

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Khoa học Tự nhiên tại đây.