Dọn Mâm Cỗ Cùng Gia Tiên Ngày Cưới
Bánh chưng và bánh tét là hai món ăn tượng trưng cho sự giao hòa giữa trời và đất, mang đậm dấu ấn của văn hóa nông nghiệp Việt Nam. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, trong khi bánh tét hình trụ tượng trưng cho trời.
Các món ăn ngày tết nào phù hợp với trẻ nhỏ?
Những món ăn như mứt Tết, trái cây sấy, hạt dưa, rau câu, thèo lèo,..sẽ là những món mà trẻ nhỏ cực kỳ yêu thích vào ngày Tết.
Người Việt thường chuẩn bị những món ăn gì để cúng tổ tiên trong dịp Tết?
Bánh chưng, bánh tét, giò lụa, hoa quả tươi, rượu cúng là những món cơ bản mà người Việt thường chuẩn bị để cúng tổ tiên.
Những món ăn ngày Tết đều mang ý nghĩa riêng, nhưng chung quy chúng vẫn là tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc và may mắn trong năm mới. Hy vọng, với những thông tin Nguyễn Kim chia sẻ trên, bạn có thể chọn được món ăn phù hợp để bày lên mâm cỗ cúng tổ tiên và tiếp đãi bạn bè.
MÂM CỖ TẾT - NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC ĐẶC SẮC
Theo phong tục truyền thống, mâm cỗ Tết thường được các gia đình chuẩn bị kỹ càng, với những món ăn được chế biến cầu kỳ, bày biện đẹp mắt, tượng trưng cho tấm lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên trong những ngày đầu năm, đồng thời mong ước cuộc sống trọn vẹn, đủ đầy trong năm mới.
Chính vì vậy, văn hóa ẩm thực của người Việt trong ba ngày Tết còn có ý nghĩa về một sự đoàn tụ, sung túc và may mắn cho cả năm.
Món nộm đồng quê do đầu bếp Nguyễn Thường Quân chế biến từ những loại rau thơm dân dã như tía tô, rau húng, rau thơm, chuối xanh, khế chua, cà pháo… cùng tôm chua và thịt luộc. Ảnh: NVCC
PV: Có ý kiến cho rằng một món ăn ngon không chỉ kích thích vị giác mà còn kiến tạo nên cảm xúc. Quan điểm của anh về điều này như thế nào?
Anh Nguyễn Thường Quân: Câu chuyện này người Pháp làm rất tốt. Ví dụ trong một bữa ăn thì luôn có đèn, có nến, hoa và nhạc, tất cả những điều đó kết hợp với món ăn đã tạo nên cảm xúc. Tuy nhiên, không chỉ riêng Pháp mà món ăn Việt Nam và các nước cũng tạo nên cảm xúc khác nhau.
Thể hiện rõ nhất là niềm vui. Đó là khi ăn một món ngon thì cơ thể bạn sẽ biết ơn và não sẽ tiết ra một dạng hormone hạnh phúc, tạo nên cảm xúc vui. Ngược lại, khi ăn một món không ngon và cảm thấy thất vọng vì món ăn đó thì lúc đó sẽ thấy rất buồn.
Nếu như đến một đất nước nào đó mà bạn thường xuyên có những bữa ăn ngon thì chắc chắn qua niềm vui đấy bạn sẽ yêu cả đất nước và con người ở đó.
PV: Như anh vừa chia sẽ rằng nhiều người nấu không đúng cách nhưng vẫn gọi đó là món ăn Việt. Vậy theo anh chúng ta có nên bảo hộ bản quyền cho các món ăn Việt Nam?
Anh Nguyễn Thường Quân: Chính xác, câu hỏi này chúng tôi cũng đang muốn hỏi cơ quan quản lý về bản quyền của món ăn Việt Nam. Thế nào được định nghĩa là phở, nem, bún chả, bún thang… thì cần được định nghĩa rõ ràng.
Và những người nấu món ăn đó phải được đào tạo không những về kiến thức mà cần phải am hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam nữa. Bên cạnh đó họ phải cam kết không làm tổn hại đến hình ảnh của ẩm thực Việt Nam bằng những công thức sai, bằng sự vi phạm bản quyền.
Do đó, chúng ta phải nghĩ ngay đến bảo hộ bản quyền cho các món ăn Việt ngay từ bây giờ, ngay tại Việt Nam và sau đó là trên thế giới.
PV: Xin cảm ơn anh vì buổi trò chuyện hôm nay, chúc anh thật nhiều sức khỏe và thành công với những dự định trong năm mới. Anh có muốn gửi lời chúc nào tới thính giả của VOV Giao thông?
Anh Nguyễn Thường Quân: Nhân dịp Tết đến xuân về, tôi xin chúc nhà nhà, mọi gia đình, mọi căn bếp luôn luôn ấm lửa, ấm áp, tràn ngập tình yêu thương, nhiều niềm vui, nhiều cảm xúc. Chúc quý vị và các bạn nghe đài sang năm mới rực rỡ, sức khỏe dồi dào và gặp nhiều may mắn.
Ông bà xưa thường có câu: “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Bánh chưng là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu xanh ngọt bùi, vị tiêu cay nhẹ, thịt lợn béo ngậy và được gói vuông bằng lá dong tạo nên hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được. Ngoài ra, cái khung cảnh ngồi 8-10 giờ đồng hồ để canh nồi bánh chưng chón đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc.
Bánh chưng xanh là món ăn ngày Tết đặc trưng ở miền Bắc (Nguồn: Internet)
Theo quan niệm của ông bà xưa, màu đỏ là màu của sự may mắn, màu của hạnh phúc lứa đôi. Do đó, trong những ngày rằm, ngày lễ, đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán thì nhất định phải có 1 đĩa xôi gấc.
Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon trộn lẫn với thịt quả gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi xôi chín sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp mắt, thơm ngon mà lại rất bổ dưỡng với hàm lượng vitamin A cao.
Xôi gấc đỏ - món ngon ngày Tết dẻo thơm, hấp dẫn (Nguồn: Internet)
Dưa hành là một món ăn dân dã nhưng lại rất đặc biệt trong những món ăn ngày Tết của người Bắc. Món ăn này có vị chua, cay nhẹ được dùng để ăn kèm với bánh chưng hoặc thịt đông rất ngon. Dưa chua được xem là món ngon ngày Tết chống ngán vô cùng hữu hiệu mà bạn cần biết.
Dưa hành là món ăn ngày Tết quen thuộc (Nguồn: Internet)
Xem thêm: 4 Cách Làm Mứt Gừng Lát, Sợi Dẻo Thơm Ngon Ngày Tết
Món ngon ngày tết này là đặc sản độc đáo của người dân Bắc Bộ đặc biệt phổ biến tại Hà Nội. Thịt đông thường được chế biến từ thịt heo ba chỉ, thịt gà hoặc mảng bì heo, sau đó được ninh nhừ tới khi chín. Khi món ăn đã nấu xong, người làm thường đặt nồi thịt ra ngoài sân và đậy kín để lấy cái rét từ không khí lạnh của trời đất. Lớp mỡ thường xuất hiện trên mặt của nồi thịt, tạo nên một đặc điểm độc đáo cho món ăn này.
Thịt nấu đông là món ăn độc đáo của người miền Bắc (Nguồn:Internet)
Món ngon ngày Tết miền Bắc - Ảnh: tapchiamthuc
“Miền Bắc mình thì những món ăn ngon và đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết là bánh trưng, giò thủ, nem rán, thịt đông, hành muối, cá kho, một nồi canh măng… ăn cho đỡ ngán… Ngoài ra, năm nào thì mình cũng đồ một nồi xôi gấc. Các cụ xưa quan niệm màu đỏ là may mắn nên Tết mỗi người dù ít hay nhiều cũng ăn một miếng xôi gấc để lấy may cho cả năm”.
“Ở Ninh Thuận Tết hay có các món truyền thống như là bánh trưng, bánh tét, củ kiệu, củ cải, bên cạnh đó còn có giò heo kho với măng khô. Nhưng nét đặc trưng nhất là món thịt bỏ mắm, hầu như nhà nào cũng có. Tức là thịt heo ba chỉ mình ngâm với mắm. Mắm đấy mình nấu chung với đường, để nguội sau đó mới ngâm thịt heo đã luộc sẵn vào trong hũ mắm. Món này khi mà dùng chung với bánh trưng, bánh tét, củ kiệu thì rất là ngon”.
“Phan Rang là nơi sát biển rất sẵn hải sản, nên ngoài những món ăn truyền thống, cổ truyền của dân tộc thì hầu như trong các mâm cúng của các gia đình đều có hải sản ví dụ như cá, tôm, mực… Thể hiện nét đa sắc đặc sản của một mâm cỗ, đồng thời nói lên mong muốn của người dân năm mới làm sao đánh bắt hải sản, trồng cấy đạt được năng xuất cao hơn”.
“Ở Sài Gòn mâm cơm Tết ở nhà em bao nhiêu năm nay ngoài những món chính ra thì đều không thể thiếu món thịt kho hột vịt với canh khổ qua. Ý nghĩa của mấy món này theo em biết, trứng là biểu tượng của sinh sôi, nảy nở, đông con cháu… Còn canh khổ qua, nghe tên của nó đã hiểu rồi. Mọi người mong muốn là mọi buồn khổ trong năm cũ sẽ qua đi để đón những điều may mắn, hạnh phúc hơn trong năm mới”.