Trong khi làm bài thi TOEIC, sẽ có lúc bạn gặp những từ mới hoặc thành ngữ mà bạn không biết, làm bạn cảm thấy mơ hồ liệu mình đã chọn đúng đáp án hay chưa.. Hãy bình tĩnh nhé vì điều này cũng rất bình thường, và thật ra bạn không cần phải hiểu hết ý nghĩa của các từ hay thành ngữ bởi TOEIC sẽ luôn cung cấp cho bạn ngữ cảnh để bạn suy đoán được nội dung của đoạn hội thoại.

Lộ trình học TOEIC cho người mới bắt đầu

Lộ trình học TOEIC cho người mới bắt đầu được xây dựng dành cho các bạn mất gốc tiếng Anh muốn học và thi TOEIC từ con số 0 đến mục tiêu 800+ TOEIC. Vì các bạn có kiến thức nền tảng tiếng Anh kém, vốn từ vựng ít và khả năng nghe yếu, do đó lộ trình học TOEIC này sẽ giúp các bạn giải quyết các vấn đề trên và hướng dẫn các bạn luyện thi hiệu quả theo mục tiêu, lộ trình chi tiết.

Lộ trình sẽ chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trình độ TOEIC cơ bản (0 – 300 TOEIC)

Muốn đạt điểm số cao TOEIC, trước tiên thí sinh cần nắm vững những kiến thức từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh nền tảng. Nếu xuất phát điểm của bạn là con số 0, bạn hãy tham khảo lộ trình học TOEIC cho người mới bắt đầu này.

1/ Ngữ pháp cơ bản: Thí sinh nên tập trung học các kiến thức ngữ pháp hay gặp trong bài thi TOEIC, không nên học những kiến thức nâng cao hoặc ít sử dụng tới. Những kiến thức ngữ pháp cơ bản nên học gồm:

2/ Từ vựng cơ bản: Từ vựng được xem là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến cả 2 kỹ năng Đọc và Nghe. Với mục tiêu 300 điểm TOEIC, học 500 từ vựng cơ bản có thể giúp bạn đạt được điểm số mong muốn. Do đó, ở giai đoạn bắt đầu học này, bạn hãy cố gắng chăm chỉ học từ vựng TOEIC. Bạn có thể học từ vựng theo chủ đề hoặc học qua các giáo trình ôn tập các kỹ năng Nghe – Đọc.

3/ Kỹ năng Nghe TOEIC: Ở giai đoạn đầu này, bạn nên làm quen và tập nghe Part 1 và 2 trước. Vì thời gian đầu trình độ tiếng Anh còn hạn chế, vốn từ vựng nghèo nàn, nếu dành 45 phút để nghe hết 4 Part của phần Nghe sẽ khiến bạn bị ngợp, dễ gây nản chí.

Với những bạn có khả năng nghe kém, bạn có thể áp dụng phương pháp nghe chép chính tả để học và cải thiện khả năng nghe của mình. Phương pháp này tuy tốn nhiều thời gian và cần tính kiên trì nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Bạn hãy chọn chủ đề mình thích với độ dài 1-2 phút để luyện nghe. Hãy tập trung nghe và ghi lại tất cả những gì đã nghe được. Sau đó, bạn mở phần script và nghe lại, note lại những từ mình chưa nghe được và lặp lại quá trình này 2 – 3 lần đến khi nghe được hết tất cả các từ.

Với những ai mới bắt đầu học TOEIC, việc nắm vững từ vựng là nền tảng quan trọng để đạt điểm cao. Bài viết 600 Từ Vựng TOEIC PDF sẽ cung cấp cho bạn tài liệu từ vựng cần thiết, giúp bạn dễ dàng chinh phục kỳ thi TOEIC với kết quả tốt nhất.

Giai đoạn 2: Trình độ TOEIC trung cấp (300 – 600 TOEIC)

Sau khi đã nắm vững được ngữ pháp và từ vựng TOEIC cơ bản, mục tiêu hiện giờ của bạn chính là đạt 600 điểm TOEIC – trình độ tiếng Anh trung cấp. Giai đoạn này bạn sẽ học kết hợp giữa ngữ pháp, TOEIC Reading, Listening và từ vựng Trung cấp:

1/ Ngữ pháp: Bạn sẽ tập trung vào các kiến thức nâng cao so với giai đoạn 1 gồm:

2/ Từ vựng: Giai đoạn này, thay vì học những từ vựng đơn lẻ, bạn hãy học theo các cụm từ thông dụng hay gặp trong bài thi TOEIC. Ví dụ:

Ngoài vốn từ vựng lúc trước học, giai đoạn này bạn cần trau dồi thêm 700 – 800 từ vựng về các chủ đề kinh doanh, du lịch hay hành chính văn phòng.

3/ Kỹ năng Nghe TOEIC: Ở giai đoạn cơ bản, bạn đã làm quen và luyện nghe Part 1 và 2 TOEIC, thì ở giai đoạn này bạn cần luyện nghe thêm Part 3 và 4. Tuy nhiên với mục tiêu 600 TOEIC và Part 3 & 4 sẽ khó hơn nên bạn cũng không cần dành quá nhiều thời gian để luyện 2 phần này mà vẫn nên tập trung vào Part 1 và 2 vì những phần này dễ kiếm điểm hơn. Bạn sẽ cần đúng 4/6 đối với Part 1, 23/25 với Part 2 và khoảng 20 câu đối với 2 Part còn lại.

Giai đoạn 3: Trình độ TOEIC nâng cao (600 – 800+ TOEIC)

Để dễ dàng ghi điểm 800+ trong bài thi TOEIC, bạn cần phải trau dồi đủ từ vựng, ngữ pháp nâng cao, ôn các mẹo làm bài nâng cao, chiến lược tránh “bẫy” trong TOEIC. Ở giai đoạn này, các bạn đã đều có nền tảng tiếng Anh cơ bản và vững chắc rồi nên sẽ chủ yếu luyện đề thi để làm quen cấu trúc TOEIC cơ bản.

1/ Ngữ pháp: Luyện các cấu trúc ngữ pháp cơ bản và nâng cao theo Giai đoạn 1 và 2.

2/ Từ vựng: Ngoài các vốn từ đã học qua 2 giai đoạn trước, bạn cần bổ sung vốn từ vựng từ 3000 từ vựng TOEIC trở lên. Càng biết nhiều từ vựng thì việc làm bài và phân tích đề sẽ càng dễ hơn. Một số chủ đề từ vựng cần lưu ý:

Sau khi học lại các kiến thức ngữ pháp và rèn luyện các kỹ năng đơn lẻ, bạn hãy dành thời gian để làm và giải đề. Đây là bước quan trọng giúp bạn làm quen với áp lực thời gian làm bài thi TOEIC trong vòng 2 tiếng. Ngoài ra, việc giải đề còn giúp các bạn tiến bộ nhanh chóng cũng như nắm rõ được những Part bạn làm tốt và những Part còn yếu.

Hãy dành ít nhất 1 tiếng để ngồi xem lại đáp án và sửa những lỗi sai. Bạn phải hiểu được tại sao chỗ này lại chọn đáp án này mà không phải đáp án khác, với câu hỏi này thì câu trả lời sẽ nằm ở đâu.

Với phần Đọc TOEIC, bạn nhớ sử dụng 2 kỹ năng Scanning và Skimming. Đọc khi học xong bạn nên dịch lại cả bài để tăng vốn từ vựng. Đây là cách học và tăng vốn từ vựng hiệu quả nhất. Ngày hôm sau, trước khi giải đề mới, bạn cũng nên xem lại những lỗi đã sai trong bài trước để rút kinh nghiệm.

Trong hành trình tự học TOEIC, việc lựa chọn đúng tài liệu học là rất quan trọng. Bài viết Sách tự học TOEIC cho người mới bắt đầu PDF sẽ giới thiệu cho bạn những tài liệu luyện thi hiệu quả từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với những người mới bắt đầu.

Giai đoạn 2: Chuẩn bị kiến thức nền và làm quen với đề thi

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng và cũng là giai đoạn vất vả nhất trong lộ trình học TOEIC của bạn. Thành quả của việc vượt qua được giai đoạn khó khăn này cũng rất ngọt ngào: Các bạn sẽ có nền tảng từ vựng và ngữ pháp vững chắc để chuẩn bị học IELTS sau này để đi du học hoặc để xin việc làm trong môi trường đòi hỏi tiếng Anh tốt...

Các bạn cần hiểu rõ được vị trí của các thành phần trong câu được sắp xếp như thế nào. Đây là dạng câu hỏi rất thường gặp trong kỳ thi TOEIC. Có thể nêu một vài ví dụ như sau: Tính từ bổ nghĩa cho danh từ thì sẽ đứng trước danh từ. Trạng từ bổ nghĩa cho hành động thì sẽ  đứng sau động từ,... và các cấu trúc tương tự.

Các bạn có thể tham khảo bài viết về Cấu trúc câu trong tiếng Anh để hiểu rõ các thành phần trong câu nhé!

Các chủ đề được sử dụng trong bài thi TOEIC đều rất thực tế như: buổi họp mặt nhân viên, bài quảng cáo sản phẩm, email trao đổi giữa khách hàng và doanh nghiệp,... Xem thêm ở đây về danh sách các ngữ cảnh hay gặp trong TOEIC.

Để chuẩn bị tốt phần từ vựng cho TOEIC, việc từ vựng về các đề tài này là bước đầu tiên mà bạn nên làm. Để giúp các bạn học các từ vựng này, bạn hãy tham khảo phần Học 600 từ vựng TOEIC thông dụng được chia theo 50 chủ đề phổ biến.

Khi học một từ mới, bạn ít nhất phải nắm rõ nghĩa của từ, phát âm và một ví dụ áp dụng của từ đó. Các bạn cũng nên ghi nhớ gia đình từ của các từ vựng vì câu hỏi từ loại được xem là rất phổ biến trong kỳ thi TOEIC. Bạn cũng nên đọc kĩ bài hướng dẫn học từ vựng hiệu quả.

Trong tuần bạn nên dành 1 ngày để ôn lại các từ vựng TOEIC đã học trong tuần nhé, vì "văn không ôn, võ không luyện" thì không có kêt quả đâu nè.

Các bạn cần luyện tập nghe các từ hỏi "What", "Who", "When", "How" và "Why", vì từ hỏi sẽ quyết định câu trả lời đấy.

Ví dụ khi câu hỏi bắt đầu bằng từ "When" thì các bạn sẽ hình dung được là mình sẽ cần tìm thông tin về một mốc thời gian cho một sự kiện nào đó trong bài nghe. Tương tự, khi câu hỏi bắt đầu bằng từ "How" thì các bạn cần lắng nghe xem cách thức một sự vật hiện tượng xảy ra là bằng phương tiện, dụng cụ gì.

Đọc hướng dẫn của TAMN về cách cải thiện cho phần nghe TOEIC.