Hoàng Long Sơn
Sơn nhà màu gì sẽ không đơn thuần ở sở thích, mà gia chủ cần...
Vườn hoa hướng dương Thủ Đức, TP.HCM
Với diện tích rộng hơn 18.000 m2, Vườn Hoa Hướng Dương tại thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 600.000 cây được trồng quy củ theo hàng lối tọa lạc[...]
Địa chỉ: Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Khoảng cách đến Khách sạn The Six - Hoàng Long Sơn 3: 2500m Xem bản đồ
Một trong những địa điểm vui chơi tại Quận 12 được nhiều người Sài Gòn ưa thích là Hồ câu cá Trí Râu. Bạn sẽ thỏa mãn đam mê câu[...]
Địa chỉ: 367 Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp.Hồ Chí Minh
Khoảng cách đến Khách sạn The Six - Hoàng Long Sơn 3: 2700m Xem bản đồ
Các địa điểm vui chơi du lịch nổi tiếng gần Khách sạn The Six - Hoàng Long Sơn 3
Cầu Bình Triệu là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn, nằm trên quốc lộ 13 - là cửa ngõ giao thông quan trọng giữa Thành phố[...]
Địa chỉ: Hầm Thủ Thiêm, Thủ Thiêm, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Khoảng cách đến Khách sạn The Six - Hoàng Long Sơn 3: 770m Xem bản đồ
Saigon Outcast được ví như "Bãi đáp" đa văn hóa của giới trẻ Sài Gòn, Saigon Outcast - nơi giới trẻ hòa nhập để tìm kiếm cho mình một không[...]
Địa chỉ: 188/1 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Khoảng cách đến Khách sạn The Six - Hoàng Long Sơn 3: 1400m Xem bản đồ
Chùa được Sư cô Thích Nữ Tinh Huê sáng lập vào năm 1972 và được trùng tu vào năm 1990. Trụ trì hiện nay là Sư cô Thích Nữ Hồng[...]
Địa chỉ: 188 Nơ Trang Long, Phường 13, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Khoảng cách đến Khách sạn The Six - Hoàng Long Sơn 3: 1500m Xem bản đồ
Chùa được Hòa thượng Thích Chánh Quang sáng lập vào năm 1958. Chùa được đại trùng tu vào năm 1996. Chư vị trụ trì tiền nhiệm là: HT Thích Chánh[...]
Địa chỉ: 570 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Khoảng cách đến Khách sạn The Six - Hoàng Long Sơn 3: 1600m Xem bản đồ
Nằm bên dòng sông Sài Gòn nên khu Thanh Đa - Bình Quới có không gian sông nước khá thoáng đãng, hữu tình. Chính vì vậy nơi đây mọc lên[...]
Địa chỉ: 428 Bình Quới, Phường 28, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Khoảng cách đến Khách sạn The Six - Hoàng Long Sơn 3: 1700m Xem bản đồ
Nằm bên bờ sông Sài Gòn, cuối bán đảo Thanh Ða, khoảng 20 phút lái xe từ trung tâm thành phố, Làng du lịch Bình Quới có cảnh trí thiên[...]
Địa chỉ: Phường 28, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Khoảng cách đến Khách sạn The Six - Hoàng Long Sơn 3: 2200m Xem bản đồ
Các chuyến bay giá tốt nhất đi Khách sạn The Six - Hoàng Long Sơn 3:
Melde dich an, um fortzufahren.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km.
Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung quanh là đồi, núi, trong mạch núi cao khoảng 100m đến 400m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu.
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua, sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.
Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ 20, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.
Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru – trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva. Các đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời. Ngoài ra còn có những công trình phụ là những ngôi tháp thường có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ. Đền thờ của người Chăm không có cửa sổ, chỉ các công trình tháp phụ mới có cửa sổ.
Đền, tháp Chăm xây bằng gạch, ghép với những mảng trang trí bằng sa thạch. Chúng được xếp khít với nhau và ngày nay chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chất kết dính. Sau khi tường tháp được xây lên, những nhà điêu khắc mới bắt đầu chạm trổ hoa lá, hình người, hình thú… lên tháp. Kỹ thuật điêu khắc trên gạch của người Chăm rất ít xuất hiện trong các nghệ thuật khác ở khu vực.
Mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có 3 bộ phận chính: đế tháp, thân tháp và mái tháp:Đế tháp: theo quan niệm của người Chămpa, đế tháp tượng trưng cho thế giới trần tục, thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật, bằng gạch hoặc đá phiến to. Xung quanh đế được trang trí các môtip hoa văn, hình con thú, hình người cầu nguyện đứng trong các vòm cuốn nhỏ… Thân tháp: cũng theo quan niệm của người Chămpa, thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc với tổ tiên và hoà nhập với thần linh. Mái tháp: mái tháp tượng trưng cho thần linh, thường có ba tầng càng lên cao càng thu hẹp. Mỗi tầng lại mô phỏng đầy đủ cấu trúc cửa chính và cửa giả giống tầng dưới và được trang trí những ngẫu tượng, vật cưỡi của các vị thần trong Ấn Độ Giáo như: chim thần, ngỗng thần, bò thần, voi, sư tử… Tầng một và hai ở mỗi góc thường trang trí các tháp nhỏ.
Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phong cách, mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ 7 đến thế kỷ 8, phong cách Hoà Lai thế kỷ 8 đến thế kỷ thứ 9, phong cách Ðồng Dương từ giữa thế kỷ 9, phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh, phong cách Bình Ðịnh.
Lâu nay người ta vẫn gọi các đền tháp ở Mỹ Sơn theo vần A, A’, B, C, D… là theo qui ước phân chia và đặt tên của Henri Parmentier. Ông đã dựa vào những tường bao quanh cụm đền tháp để xếp chúng cùng nhóm mang một chữ cái. Quan sát trực tiếp, người ta thấy rằng việc đánh số trong mỗi nhóm của ông dường như dựa vào công năng của mỗi đền, tháp. Bắt đầu từ ngôi đền chính – tháp quan trọng nhất của nhóm, mang số 1; tháp cổng số 2; các tháp còn lại tuỳ theo chức năng trong nhóm được gán các số kế tiếp. Phương pháp đặt tên của ông rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu và quản lý khu di sản Mỹ Sơn trong nhiều năm qua.
Trong số 225 di tích Chăm được phát hiện tại Việt Nam, riêng Mỹ Sơn có khoảng 70 đền tháp, 32 bi ký tồn tại ở dạng này hay dạng khác. Những đền tháp ở đây tuy không còn cái nào nguyên vẹn nhưng vẫn là những cứ liệu tốt nhất để tìm hiểu quá trình phát triển của nghệ thuật Chăm. Nghệ thuật điêu khắc Chăm tiếp nhận sâu sắc ảnh hưởng của Ấn Độ, nhưng trong quá trình phát triển tính bản địa ngày càng đậm nét và tính dân tộc ngày càng khẳng định, tạo nên vẻ độc đáo, sức hẫp dẫn kỳ lạ. Điêu khắc Chăm cũng có những hình ảnh thầy tu, vũ nữ khắc kỷ và khoái lạc nhưng nổi bật lên là đặc điểm về sức sống mãnh liệt của con người với nội tâm lúc bay bổng sảng khoái, lúc trầm tĩnh ưu tư, lúc trăn trở day dứt…
Tháng 12/1999, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới được tổ chức ở Marrakesh (Maroc), Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các Di sản Văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn 2 như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn 3 như là bằng chứng duy nhất của một nền văn minh châu Á đã biến mất.