Khóc chữa lành và nước mắt giải độc. Khóc không bao giờ là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà thực sự là chức năng quan trọng tuyệt vời của sự kết nối con người, tự xoa dịu bản thân và sức khỏe.

Tạo lòng trắc ẩn ở người khác

Khóc khơi gợi lòng từ bi và sự đồng cảm từ những người xung quanh. Khóc là một hành vi gắn bó và các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khóc sẽ nhận được sự ủng hộ từ những người xung quanh.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những giọt nước mắt cảm xúc giải phóng “hoóc môn hạnh phúc” oxytocin và endorphin! Đây là những chất hóa học giúp cảm thấy dễ chịu, giúp xoa dịu nỗi đau về thể chất và tinh thần, đồng thời thúc đẩy cảm giác hạnh phúc.

Khóc là một chức năng quan trọng để giữ cho đôi mắt sạch sẽ, nước mắt có chứa lysozyme, có đặc tính kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt vi khuẩn.

Nước mắt đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm cho mắt và ngăn màng nhầy không bị khô. Giữ cho đôi mắt đẹp và được bôi trơn giúp nhìn rõ, vì nếu mắt khô, thị lực sẽ mờ, theo Hindustan Times.

Khóc lớn có thể giúp nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Bởi nước mắt chứa các hóa chất có thể giúp giảm căng thẳng.

Việt Hương khóc tri ân êkíp khi ra mắt phim, chiều 14/8

Việt Hương nhắc về quãng thời gian đóng phim, chiều 14/8. Video: Mai Nhật

Trong buổi công chiếu sớm cho truyền thông, Việt Hương nói vai diễn là dự án thách thức nhất sự nghiệp khi ghi hình ở vùng sông nước Cà Mau hơn một tháng. "Lần đầu tôi tham gia một vai nguy hiểm đến vậy. Nhiều người hỏi gần 50 tuổi sao phải vất vả làm gì. Tôi đáp: Tiền bạc dù nhiều đến đâu, chưa chắc mua được cảm giác thỏa mãn với nghề", diễn viên cho biết.

Thời gian quay, Việt Hương phải ngâm mình trong rừng đước, da bị dị ứng, nổi mẩn ngứa, viêm tấy. Những ngày cuối, chị nhiễm phong hàn, thường bị đau bụng, mất cột hơi, người ớn lạnh. Có lần, Việt Hương phải nhập viện, được chẩn đoán lệch một bên mặt do cơ thể nhiễm lạnh.

Việt Hương nói biết ơn tình cảm của người dân miền Tây trong quá trình thực hiện tác phẩm. Ảnh: Mai Nhật

Diễn viên cũng phải tập lái vỏ lãi, học bơi, lặn. Khi Việt Hương tập trên cạn, mọi thứ khá trơn tru, song đến ngày quay, con nước thay đổi thất thường. Trong một cảnh giữa lòng sông, êkíp trang bị dây bảo hộ cho chị, có người neo giữ để đảm bảo an toàn. Diễn viên chủ quan, thả trôi người khi xuôi dòng, bất ngờ gặp nước dữ nên bị cuốn ra xa, may mắn vẫn kiểm soát được.

Suốt quá trình quay phim, diễn viên được chồng - nhạc sĩ Hoài Phương - đồng hành, giúp vơi bớt cảm giác mệt nhọc. Anh theo sát những phân đoạn nguy hiểm, phòng khi vợ gặp sự cố.

Teaser phim "Ma da" - dự kiến ra rạp ngày 16/8. Video: Lotte

Trong tác phẩm dán nhãn 16+, diễn viên vào vai bà Lệ - một phụ nữ lam lũ, chuyên tìm kiếm thi thể bị đuối nước, hỗ trợ gia đình nạn nhân làm hậu sự. Nhiều hiện tượng lạ xảy ra sau lần bà vớt xác của một thanh niên qua đời bí ẩn. Một người thầy trong xóm (Trung Dân đóng) cảnh báo gia đình bà có thể là nạn nhân tiếp theo của "ma da". Biến cố xảy ra khi Nhung - con gái bà Lệ - mất tích, khiến bà hoảng loạn.

Tác phẩm mở màn cho chuỗi dự án kỷ niệm 30 năm theo nghề của Việt Hương, kể từ 1994 - năm chị vào trường Sân khấu Điện ảnh TP HCM - đến nay. Ngoài Việt Hương, Trung Dân, phim còn quy tụ các nghệ sĩ Thành Lộc, Diệu Đức, ca sĩ Cẩm Ly, bé Dạ Chúc, Duy Anh. Đạo diễn cho biết muốn làm phim kinh dị theo chất liệu từ cuộc sống đời thường, văn hóa, phong tục tập quán của người Việt.

Tạo hình Việt Hương trong vai người vớt xác. Ảnh: AMF

Kịch bản lấy ý tưởng từ các mẩu chuyện ly kỳ được đồn thổi trong dân gian. Từ bé, đạo diễn từng được nghe nhiều người lớn dặn "không được tắm sông kẻo ma da kéo giò". "Những lời truyền miệng đó trở thành nỗi ám ảnh kéo dài suốt nhiều thế hệ, tạo cảm hứng cho chúng tôi thực hiện tác phẩm", đạo diễn Nguyễn Hữu Hoàng cho biết.

Việt Hương, 48 tuổi, nổi tiếng khi tham gia Gala Cười cùng nhiều nghệ sĩ, liên tiếp đoạt giải Nhóm hài được yêu thích từ năm 2003 đến 2005. Diễn viên đóng nhiều phim chiếu rạp như Nhà có 5 nàng tiên, Quý tử bất đắc dĩ, Cưới chạy, Xóm trọ 3D, Nhà không bán. Những năm gần đây, Việt Hương còn nổi tiếng với vai trò sản xuất nhiều web-drama như Cân mẹ, Xóm Chùa. Chị kết hôn cùng nhạc sĩ Hoài Phương, có một con gái - bé Elyza.

Bí thư Thành ủy Vũng Tàu Trần Đình Khoa lưu ý những việc “tuyệt đối không được lặp lại” khi làm việc với ngành giáo dục thành phố về triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 vào ngày 10/10.

Ông Trần Đình Khoa chủ trì buổi làm việc với viên chức quản lý giáo dục trên địa bàn TP. Vũng Tàu.

Tại buổi làm việc, sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP.Vũng Tàu về tình hình năm học, Bí thư Thành ủy Trần Đình Khoa nhấn mạnh: TP. Vũng Tàu là địa phương có đầy đủ thiết chế về giáo dục từ MN tới CĐ, ĐH, nhưng cũng là 1 trong những đơn vị có dân số tăng cơ học nhanh nhất. Điều này đã tạo nên áp lực không nhỏ về trường lớp và cho việc chăm lo cho HS trên địa bàn. Ông Khoa chia sẻ với các thầy cô giáo về những áp lực trong công việc, chế độ tiền lương…

Liên quan đến những khó khăn về biên chế GV, ông Khoa cho rằng, không thể vì lộ trình giảm biên chế theo kế hoạch mà không nhìn thẳng vào thực tế thiếu GV. “Đề nghị Phòng GD-ĐT, Phòng Nội vụ tính toán lộ trình tuyển dụng GV. Không vì gánh nặng giảm biên chế mà không dám tuyển dụng thêm GV. Việc thiếu nhân sự gây áp lực lên chính GV, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những hệ luỵ khác”, Bí thư Thành ủy Vũng Tàu nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương nêu lên những khó khăn của ngành giáo dục thành phố trong năm học.

Về việc chậm phê duyệt danh sách HS trái tuyến làm một số HS không được dự khai giảng năm học mới, ông Trần Đình Khoa dứt khoát: “Dự khai trường niềm vinh hạnh của mỗi học sinh. Danh sách HS trái tuyến tới 29/9 mới phê duyệt đã tước đi lễ khai trường của các em. Điều này là không thể chấp nhận. Từ năm học sau, tuyệt đối không được để lặp lại”.

Đối với tình trạng tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn khi đã bước vào năm học mới, lãnh đạo thành phố đã thẳng thắn nhận trách nhiệm về vấn đề này. Đồng thời cam kết không để vấn đề này xảy ra trong năm học tới. Ông Khoa cũng nhắc nhở lãnh đạo Phòng GD-ĐT nếu nhận thấy việc tổ chức lớp không hiệu quả và không sắp xếp được thì phải mạnh dạn từ chối.

Tại buổi làm việc, hấu hết cán bộ quản lý phản ánh thực trạng thiếu GV gây áp lực rất lớn cho các nhà trường.

Riêng việc cấp SGK cho HS dân tộc thiểu số chậm trễ, ông Khoa cho rằng, cần nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm. Sự việc đã làm mất đi ý nghĩa của một chính sách hết sức nhân văn. Bên cạnh đó, ông Khoa cũng yêu cầu giảm bớt thủ tục hành chính để đơn giản hoá công tác tuyển sinh. Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Vũng Tàu yêu cầu các cơ sở giáo dục quan tâm hơn nữa công tác giữ gìn đoàn kết nội bộ, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng...

Nhiều trường MN trên địa bàn thành phố đã phải thực hiện tuyển sinh bổ sung.

Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Trưởng Phòng GD-ĐT cho biết, năm học 2023-2024, toàn thành phố có 104 cơ sở giáo dục từ MN tới THCS, tăng 1 trường công lập (Trường THCS Lương Thế Vinh).

Năm học 2023 – 2024, ngành được giao 3.431 biên chế, trong khi biên chế hiện có là 3.060 biên chế, còn 371 biên chế chưa tuyển dụng.

Theo lộ trình, số biên chế cần tinh giản là 344 người. Do đó, số biên chế thực tế còn được tuyển dụng chỉ là 27 biên chế. Hiện nay, nhiều trường MN chưa đủ 2 GV/ lớp.

Bà Hương cho hay, tổng số trường thành lập mới tại TP.Vũng Tàu từ năm học 2021-2022 đến hết năm học 2024-2025 là 10 trường. Tổng số biên chế cho 10 trường mới lên đến 491. Tuy nhiên, biên chế của ngành không những không được giao thêm mà phải tinh giản 376 biên chế. “Trong năm 2023, GV nghỉ việc nhiều, đặc biệt là GV MN”, bà Hương thông tin.

Bà Hương cho biết, đối với những trường thiếu nhiều biên chế, Phòng GD-ĐT đã tham mưu biệt phái 17 GV để giải quyết tình hình cấp bách. Đối với các trường MN không bảo đảm tối thiểu 2 GV/ lớp. Phòng GD-ĐT đã phối hợp Phòng Nội vụ tham mưu phương án cân đối lại GV toàn cấp. Đối với cấp Tiểu học, THCS đề xuất cân đối điều chuyển GV.

Một giải pháp khác đã và đang triển khai là thực hiện co lớp ở các cấp học để tiết kiệm biên chế và đảm bảo số người làm việc/ lớp/ trường theo quy định.

Phòng GD-ĐT thành phố cũng đề xuất UBND tỉnh cho phép điều chỉnh tăng số lượng phòng học của các dự án trường học xây mới. Đồng thời xem xét, thẩm định, giao bổ sung số lượng người làm việc theo định mức và giao biên chế cho các đơn vị, trường thành lập mới.

Về tuyển sinh đầu năm học, Trưởng phòng GD-ĐT TP. Vũng Tàu cho hay, nhiều năm nay, ngành giáo dục thành phố đã tiến hành tuyển sinh trực tuyến. Năm học 2023-2024, do bỏ Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú theo Luật cư trú mới, trong khi dữ liệu dân cư chưa đồng bộ, dẫn đến việc tuyển sinh gặp khó khăn, đặc biệt là với bậc học MN.

Ở bậc học này, do chưa có dữ liệu HS đầy đủ nên khi truy cập mã định danh của trẻ trên hệ thống thì nhiều trẻ không có dữ liệu, hoặc dữ liệu chưa khớp với thực tế cư trú.

Phòng GD-ĐT đã tham mưu UBND thành phố chỉ đạo các phường xã rà soát danh sách trẻ ra lớp và chưa ra lớp phục vụ công tác tuyển sinh. Thành phố đã tuyển sinh 3.335 trẻ /3.771 trẻ vào các lớp MN công lập, chiếm tỷ lệ 88, 44%; tuyển sinh bổ sung trái tuyến được 507 trẻ…

Tại buổi làm việc, ngoài việc nêu lên thực trạng thiếu GV ở hầu hết các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn thành phố đã chia sẻ thêm những bất cập trong việc mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn; tình trạng chậm trễ trong cấp SGK cho HS dân tộc thiểu số, phê duyệt danh sách tuyển sinh trái tuyến…