Phim Cổ Tích Việt Nam Ăn Khế Trả Vàng
QMI Education – Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã có rất nhiều những câu chuyện cổ tích lớn lên cùng bao thế hệ trẻ em Việt Nam, cùng với đó là những bài học về cách làm người, về những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Hôm nay, hãy cùng Học Tiếng Việt Online nghe truyện cổ tích Thạch Sanh nhé!
Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Thắng
Ngày cập nhật gần nhất: 9/9/2024
Lô II-1, II-2, II-3, Khu C Mở Rộng, KCN Sa Đéc, X. Tân Khánh, TP. Sa Đéc, Đồng Tháp
(0277) 3762678, (0277) 3762879
• Nhà máy Sa Đéc 2: Khu C Mở Rộng, KCN SA Đéc, X. Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc, ĐồngTháp • Nhà máy Lai Vung: KCN Sông Hậu, X. Tân Thành, H. Lai Vung, ĐồngTháp
- Thực hiện các giao dịch tại quầy: Cung cấp các dịch vụ tài khoản, các nghiệp vụ liên quan đến thẻ, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, thu chi tiền mặt, giải ngân, thu nợ, mua bán ngoại tệ, nghiệp vụ kho quỹ và ATM, séc, kiều hối, chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế và các giao dịch được phép khác - Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của Khách hàng khi thực hiện các giao dịch tại quầy - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của cấp quản lý.
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngân hàng, tài chính kế tóan hoặc chuyên ngành kinh tế; - Nữ, DƯỚI 26 tuổi. - Yêu cầu kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu 1 năm. - Ngoại hình ưa nhìn. - Tự tin, nhiệt huyết và chu đáo cẩn thận trong cung cấp dịch vụ giao dịch với khách hàng; - Kỹ năng giao tiếp tốt và kỹ năng giải quyết vấn đề
- Thu nhập, chế độ đãi ngộ hấp dẫn tương xứng với mức đóng góp. Lộ trình thăng tiến rõ ràng theo năng lực.
- Nộp hồ sơ qua mai (bấm nút "Nộp hồ sơ") - Hoặc địa chỉ: 19-21 Trần Văn Khéo, P Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - SĐT liên hệ: 0914 464 797
TTCT - Theo xu hướng chung toàn cầu, thị trường bản địa hóa ngôn ngữ phim ảnh ở Việt Nam cũng đang rất sôi động, góp phần giúp khán giả có thể xem phim có ngôn ngữ gốc đa dạng, từ tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Ý đến các thứ tiếng “lạ" hơn như Thụy Điển, Đan Mạch, Luxemburg, qua phụ đề hay lồng tiếng Việt thay tiếng Anh như trước đây.
Chị Võ Ngọc Hân, trưởng bộ phận nội dung Galaxy Play, nhận định cung và cầu dịch thuật phim trực tuyến ở Việt Nam đang rất sôi nổi, đa dạng về quy mô và hình thức, từ nhóm dịch nhỏ lẻ đến đội ngũ chuyên nghiệp. Galaxy Play có đội ngũ nhân sự in-house (nội bộ) 10 người, tùy trường hợp sẽ thuê thêm nhóm ngoài.
Thông thường, phim được đội in-house dịch trực tiếp từ phụ đề hoặc từ kịch bản tiếng nước ngoài và căn chỉnh thời gian hiện phụ đề khớp với phim nguồn. Sau khi hoàn thành, bản dịch này sẽ được kiểm tra chất lượng, lỗi dịch và lỗi chính tả…, và giao cho đội ngũ kiểm duyệt thẩm định. Quy trình này thường mất trung bình 3 ngày.
Đây là quy trình cho phim thông thường, dạng khó hơn là phim chiếu song song với nước ngoài. Khi đó, "đội ngũ dịch phải làm việc hết công suất để có bản dịch trong vài tiếng, vì phim phát song song thường được phát 1-2 tập trong ngày. Đôi khi phải chấp nhận chậm tiến độ để đảm bảo có được bản dịch tốt nhất và bản dịch phải luôn được kiểm tra chỉn chu trước khi phát hành" - chị Hân cho biết.
Điểm mạnh của đội ngũ dịch phim ở Việt Nam, theo chị Hân, là luôn cập nhật từ ngữ mới, "bắt trend" để làm bản dịch phong phú, có văn phong ngôn từ gần gũi với khán giả Việt Nam. Các đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm có thể cung cấp bản dịch đủ tiêu chuẩn với tốc độ nhanh nhất.
Về điểm yếu, với các nền tảng ngày càng có nhiều phim phát song song với nước ngoài như Galaxy Play hiện nay, việc quản lý tiến độ trở nên rất căng thẳng. Hiện tại, các nhóm dịch tiếng Anh và tiếng Trung là đông đảo nhất, tiếng Hàn đang phát triển nhanh vì gu xem phim của giới trẻ đang dần nghiêng về phim Hàn. Các ngôn ngữ Nhật, Thái... vẫn chưa phổ biến.
Trong khi đó, tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, Netflix đang mở rộng quan hệ và hợp tác nhiều hơn với các đối tác bản địa hóa ngôn ngữ. Họ ưu tiên sử dụng đội ngũ bản địa để thu âm và dịch thuật trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Dịch giả phim Lê Diệu Linh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Không phải công việc “làm cho vui”
Nguyễn Võ Thanh Nguyên là dịch giả kiêm kiểm tra bản dịch cho các phim Hàn Quốc Hometown Cha-cha-cha, Crash Landing on You và Hospital Playlist trên Netflix. Lê Diệu Linh cũng là biên dịch của Hometown Cha-cha-cha. Suy nghĩ chung của họ là làm phụ đề - lồng tiếng cần được coi là nghề nghiêm túc, chuyên nghiệp và hướng tới những tiêu chuẩn cao. Nghề này không dễ dàng và dễ dãi để bị coi là "công việc phụ của sinh viên đi làm thêm" hay "chỉ dành cho người rảnh rỗi, có nhiều tiền bạc, dừng ở mức làm cho vui, giải trí".
Chẳng hạn, khi Thanh Nguyên dịch Hospital Playlist, cô phải nghiên cứu rất nhiều thuật ngữ y học để dịch chính xác mà vẫn dễ hiểu. Bộ phim này đã gây tiếng vang ở nhiều nước, có lượng khán giả đông đảo nên người dịch đối mặt áp lực lớn là làm ra bản phụ đề tương xứng chất lượng phim.
Ngoài khó khăn đặc thù của từng phim, công việc này còn có những khó khăn, thách thức chung. Chẳng hạn, với những phim dài tập, mỗi tập thường cần nhiều dịch giả tham gia làm. Điều này lý giải tại sao trên Netflix, một số phim gặp lỗi dịch về đại từ nhân xưng hoặc thiếu nhất quán về các chi tiết, cho thấy có thể do nhiều người dịch. Các dịch giả thừa nhận đây là thách thức lớn trong việc làm phụ đề. Vì thế, toàn bộ đội ngũ biên dịch, hiệu đính và biên tập cần liên tục trao đổi, cập nhật cho nhau về diễn biến cốt truyện để bản dịch được nhất quán.
Theo Lê Diệu Linh, sự nghiêm ngặt của các mốc thời gian cũng là một áp lực. Rất nhiều phim truyền hình Hàn Quốc được sản xuất và chiếu song song nên thời gian cho khâu Việt hóa thường rất khó lường. "Khác với dịch các tài liệu hay văn bản, phụ đề phim đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng về tâm trạng và giọng điệu nhân vật. Để bản địa hóa phim, người dịch phải xem kỹ, hiểu rõ từng lời thoại và cảnh phim để dịch chính xác, trôi chảy, đúng ngữ cảnh" - Diệu Linh phân tích.
Thanh Nguyên nhận định: "Tiêu chí "phụ đề chất lượng cao" dần được hình thành nhưng chỉ dừng lại ở mức "dễ hiểu". Tôi mong sẽ được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành này, tam giác giá cả - tốc độ - chất lượng sẽ được cân bằng tốt hơn để tạo động lực và thu hút nhiều cá nhân có tâm, có tài theo đuổi như một nghề chuyên nghiệp".
So với phụ đề, lồng tiếng có lẽ là công việc sinh động hơn khi diễn viên làm việc trong phòng thu và đắm chìm vào nhân vật để kể chuyện bằng giọng nói của mình. "Điều tôi thích khi trở thành diễn viên lồng tiếng là có thể cùng khóc, cùng cười và hòa mình vào các nhân vật khác nhau trong những câu chuyện khác nhau" - Phan Trương Quốc Cường, lồng tiếng cho Squid Game, My Name và Arcane, nói với Tuổi Trẻ Cuối Tuần.
Trần Nguyễn Linh Phương (Squid Game, Red Notice) cho biết vì thích thử thách lồng tiếng cho những nhân vật có tính cách khác hẳn nhau nên rất thích thú khi được "hóa thân" thành nhân vật The Bishop (Quân Tượng) quyến rũ của Gal Gadot trong Red Notice. Còn trong Squid Game, cô "nhập vai" vào 2 nhân vật khác nhau là Han Mi Nyeo và Ji Yeong, trong đó Han Mi Nyeo gây ấn tượng sâu đậm trong phim.
Theo Đặng Khuyết (Klaus, Hoàng tử rồng, Những đứa trẻ cuối cùng trên Trái đất, Outer Banks), lồng tiếng phim nước ngoài có thể diễn đạt bằng một từ chính xác hơn là "chuyển âm phim". Diễn viên không thực sự mang nét diễn mới, riêng biệt của mình vào nhân vật mà bám sát lối lồng tiếng, diễn xuất của diễn viên lồng tiếng trong phim gốc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bắt chước hoàn toàn.
Quy trình là Netflix giao phim và kịch bản tiếng Anh cho các công ty Việt Nam. Các công ty này sẽ thực hiện hết các công đoạn: dịch thuật, timing (biên tập đối thoại), tuyến diễn viên rồi lồng tiếng, thu âm và giao file âm thanh cho Netflix. Tùy hợp đồng giữa 2 bên, công ty sẽ xử lý kỹ thuật và hoàn chỉnh sản phẩm, hoặc để Netflix làm các công đoạn đó.
Thông thường, thù lao cho diễn viên lồng tiếng phim rạp cao hơn hẳn so với phim trực tuyến. Nhưng với một số phim ăn khách, diễn viên lồng tiếng có thể nhận thù lao cao gấp 3 thông thường. Đặng Khuyết cho rằng với phim ăn khách, có kinh phí lớn, nền tảng trực tuyến cũng đầu tư mạnh cho khâu lồng tiếng, tạo nên mức chênh lớn so với các dự án nhỏ.
Diễn viên lồng tiếng Đặng Khuyết trong phòng thu. Ảnh: Anjoy K
Chất lượng lồng tiếng phim trực tuyến đôi khi bị nhận xét chưa đạt, không theo kịp chất lượng lồng tiếng phim rạp. Đặng Khuyết nêu ý kiến: "Tôi không đánh giá dựa trên sản phẩm cuối cùng mà nhìn vào quy trình làm ra bản thu âm đó. Người xem có quyền đánh giá là diễn viên diễn chưa đạt, chưa khớp miệng lắm, chất giọng như vậy mà cũng lồng tiếng cho nhân vật chính... Nhưng nếu muốn hiểu tại sao thì phải tìm hiểu sâu. Có trường hợp nhà sản xuất Việt Nam muốn chọn diễn viên này nhưng Netflix lại có tiêu chuẩn riêng. Kinh phí cũng là yếu tố quan trọng. Còn khâu timing, khớp khẩu hình thì nhiều trường hợp Netflix không cho phép nhà sản xuất phía Việt Nam sửa đổi…".
Đặng Khuyết cho rằng chất lượng dịch thuật, chuyển âm phim ảnh khó đạt mức hoàn mỹ mà luôn có "lost in translation". Thông thường, chất lượng chuyển ngữ có thể đạt 70-80% bản gốc. "Khi bản địa hóa một sản phẩm nước ngoài, yếu tố văn hóa nước ngoài có thể rơi rớt trên đường, đó là điều tất yếu. Khán giả ngày càng khắt khe nên sẽ để ý hơn sự sai khác, nhưng tôi chắc chắn những người làm công việc chuyển ngữ luôn coi việc mang đến sản phẩm chất lượng cho khán giả là ưu tiên hàng đầu".
Anh cho rằng đã gọi là "bản địa hóa" thì bản dịch, lồng tiếng đó là dành cho khán giả Việt Nam, cần giúp khán giả Việt Nam hiểu và cảm nhận được. Đôi khi, dịch thật sát nghĩa gốc lại khiến khán giả không hiểu vì câu đó thuộc về một nền văn hóa khác. Điều này đặc biệt đúng với những thành ngữ, tục ngữ hay các câu nói "bắt trend" mạng xã hội.
Dịch giả phim Nguyễn Võ Thanh Nguyên. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thanh Nguyên kể về quyết định dùng ngôn ngữ địa phương khi dịch Hometown Cha-cha-cha: "Bối cảnh làng Gongjin có thể tương ứng với miền Nam của Việt Nam, quê hương tôi. Dù là người có xu hướng hạn chế sử dụng ngôn ngữ bản địa trong phụ đề để khán giả mọi vùng miền đều hiểu được, tôi nghĩ ngôn ngữ địa phương nên được nhấn mạnh với phim này. Tôi thấy đây là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu một số từ địa phương quê mình đến những khán giả ở những vùng miền khác trên toàn quốc. Đúng như tôi dự đoán, một số khán giả phản đối vì cho rằng cách sử dụng từ ngữ của đội ngũ thực hiện phụ đề không phù hợp với phim. Tuy nhiên, có nhiều khán giả cũng chia sẻ rằng phụ đề sử dụng từ địa phương giúp các nhân vật trở nên gần gũi hơn bao giờ hết". Bản dịch bộ phim Hàn Quốc này được giới trẻ đánh giá cao vì những câu nói bắt tai quen thuộc đi vào phim rất tự nhiên, chẳng hạn “camera chạy bằng cơm” hay “con ma chốt đơn”, điều mà phụ đề tiếng Anh không làm được.
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử"[1]. Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự gồm: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Tính đến năm 2020, Việt Nam có hơn 41.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 4.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 9.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.[2][3] Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 10 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (chiếm 56% số di tích quốc gia và 46% tổng số di tích). Trong số di tích quốc gia có 112 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới.
Căn cứ Điều 29 Luật di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)[4], các di tích được phân loại như sau:[5]
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng. Các di tích này không những có giá trị lịch sử và văn hóa mà còn mang lại những giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này như Chùa Bút Tháp, phố cổ Hội An, nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo, đình Tây Đằng, Chùa Phật Tích. Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích được xếp hạng.
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động Người Xưa, thánh địa Mỹ Sơn
Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1.3% các di tích được xếp hạng.
Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích được xếp hạng.
Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.[6]
Một số di tích lịch sử cách mạng như: Chiến khu Tân Trào, Chiến khu Quỳnh Lưu, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ,...
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành:
Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.
Vấn đề bảo tồn di tích và kinh phí bảo tồn thường gây tranh luận tại Việt Nam. Nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ. Nhiều di tích như Thác Voi, Thác Liên Khương, Công ty cổ phần khai thác chỉ rào thác, kinh doanh bán vé thu tiền vào cổng mà không tu bổ và đến cuối năm 2007 thì rao sang nhượng dự án, kiếm lời thêm 3 tỷ đồng [89].
Thành nhà Hồ bị Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa tôn tạo "không đúng cách" và vá víu. Chùa Phật Tích tại Bắc Ninh, di tích lịch sử thời nhà Lý, bị phá bỏ tan hoang "để xây dựng mới".[90]
Theo ý kiến của các chuyên gia Đức thuộc tổ chức Dự án bảo tồn, trùng tu và đào tạo Đức (GCREP): "Ở Việt Nam, với những di tích bị hư hại nhiều, người ta thường bỏ đi và xây lại mới. Còn theo kinh nghiệm của chúng tôi, không phải cái gì cũng cần tu tạo lại 100%, có những thứ không tu tạo được thì giữ nguyên" [91]
Vì những yếu kém trong những mặt khác so với các nước trong khu vực, nên ngành du lịch Việt Nam thường chỉ chú trọng khai thác quá đáng các thắng cảnh thiên nhiên như một điểm mạnh,[cần dẫn nguồn] nhưng việc "xã hội hóa" các danh thắng (cho phép các công ty đầu tư khai thác và bán vé vào cửa) dẫn đến việc hầu hết các nơi danh thắng đều thu tiền vào tham quan và các công ty này lại không quan tâm bảo trì đúng mức,[cần dẫn nguồn] do đó cảnh quan đang bị xuống cấp hay phá hủy, điển hình là trường hợp các di tích quốc gia như Thác Voi,[92] Thác Liên Khương.[93]
Hiện tại, Việt Nam đã có 8 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm:
Đăng ký Trang Vàng giúp bạn QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP và tiếp cận với KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC - CÁC NHÀ MUA LỚN khi họ tìm kiếm nhà các nhà cung cấp dịch vụ trên Trang Vàng.
**********************************
LIÊN HỆ TRANG VÀNG 0934.498.168/ 0915.972.356(số Hotline/ )