Quyền Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Chế Xuất
Với thị trường nội địa, doanh nghiệp chế xuất được phép thực hiện quyền nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa phục vụ mục đích nội bộ và chỉ được quyền phân phối hàng hóa khi đã thành lập chi nhánh riêng ngoài khu chế xuất.
Các doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam
- CÔNG TY TNHH CHARM MING (VIỆT NAM)
- CÔNG TY TNHH DỆT KIM FENIX (VN)
- CÔNG TY TNHH DAE YUN (VIỆT NAM)
- CÔNG TY TNHH DOMEX (VIỆT NAM)
Cách xác định doanh nghiệp chế xuất
Có vị trí địa lý được tách biệt với bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cảng và cổng ra vào là đặc trưng của các doanh nghiệp chế xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp chế xuất cũng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của cơ quan hải quan về khu phi thuế quan và luật thuế xuất nhập khẩu.
»»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia XNK Trên 15 Năm Kinh Nghiệm
Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất
Bước 1: Đăng ký với cơ quan Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư
Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp quyết định chủ trương đầu tư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau:
- Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với các dự án không qua đấu giá, đấu thầu, chuyển nhượng. Dự án phải chuyển mục đích sử dụng đất;
- Dự án này sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ bị hạn chế chuyển giao theo quy định của Luật về Chuyển giao công nghệ.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư phải hoàn thành thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong các trường hợp sau đây:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh doanh trong đó nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn ban đầu trở lên hoặc liên danh của tổ chức kinh doanh trong đó phần lớn vốn góp của liên doanh là nước ngoài
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh doanh mà tổ chức kinh doanh trên nắm giữ từ 51% vốn ban đầu trở lên.
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và nhóm doanh nghiệp mà nhóm doanh nghiệp trên sở hữu từ 51% vốn ban đầu trở lên.
Bước 3: Thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố cáo thành thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nộp lệ phí theo đúng trình tự, thủ tục.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đăng tờ khai thành lập công ty. Công ty sẽ thực hiện việc khắc dấu với một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Các công ty xác định số lượng và định dạng con dấu một cách độc lập trong phạm vi pháp luật cho phép.
Bước 6: Công bố mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất
- Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất có thể áp dụng các quy định của khu phi thuế quan. Không bao gồm các ưu đãi đặc biệt đối với khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu.
- Doanh nghiệp chế xuất được phép mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng tòa nhà, quản lý văn phòng và hoạt động nhân sự.
- Các doanh nghiệp chế xuất và người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất
- Các doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với các doanh nghiệp/công ty thông thường bằng hệ thống hàng rào và lối ra vào riêng.
- Tất cả các sản phẩm phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài.
- Đảm bảo các điều kiện về kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan và cơ quan chức năng. Hiện nhiều cơ quan hải quan yêu cầu các doanh nghiệp chế xuất lắp đặt camera giám sát liên kết với hải quan.
- Việc thành lập công ty chế xuất cần có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan hải quan.
- Doanh nghiệp chế xuất được phép mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng tòa nhà, quản lý văn phòng và hoạt động nhân sự.
Các loại hình nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất
- Nhập khẩu để kinh doanh tiêu dùng
- Nhập khẩu để kinh doanh sản xuất
- Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại
- Nhập kinh doanh của các công ty nước ngoài
- Nhập khẩu nguyên liệu DNCX từ nước ngoài
- Nhập khẩu nguyên liệu DNCX trong nước
- Nhập khẩu nguyên liệu để gia công cho các công ty ở nước ngoài
- Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
- Hàng nhập khẩu thuê gia công từ nước ngoài
Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi gì?
- Các doanh nghiệp chế xuất được phép thực hiện các hoạt động liên quan đến thương mại tại Việt Nam phải có các tài khoản riêng phản ánh các chi phí và thu nhập liên quan từ việc mua hàng đó. Các sản phẩm thương mại này nên được lưu trữ riêng biệt với khu vực hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, có thể thành lập chi nhánh bên ngoài khu chế xuất để thực hiện giao dịch thương mại.
- Doanh nghiệp chế xuất được thanh lý tài sản tại thị trường Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư và Thương mại. Thanh lý tài sản không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, trừ hàng hóa phải quản lý theo tiêu chuẩn, điều kiện, kiểm soát theo giấy phép hoặc chưa qua kiểm tra đặc biệt.
- Doanh nghiệp chế xuất thu mua lương thực, thực phẩm, văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng hoặc các vật dụng cần thiết khác để thuận lợi cho việc thành lập và duy trì hoạt động của doanh nghiệp và sinh hoạt của cán bộ, công nhân khu chế xuất cụ thể.
- Cán bộ, công nhân viên làm việc trong các Khu chế xuất mang ngoại tệ từ nội địa Việt Nam vào khu công nghiệp và ngược lại không phải khai hải quan.
- Doanh nghiệp chế xuất được hưởng một số ưu đãi về thuế như sau: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi tiền sử dụng đất, ưu đãi thuế xuất khẩu – nhập khẩu
Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và cung cấp dịch vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về doanh nghiệp chế xuất.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
* Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
- Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
- Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
- Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
- Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
- Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
- Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
- Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch;
Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
- Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
- Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.
* Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
- Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i, k khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch 2017;
- Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017;
Công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
- Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan.
* Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch ra nước ngoài
- Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, g, h, i, k khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 37 Luật Du lịch 2017;
- Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đưa khách du lịch ra nước ngoài theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian đưa khách du lịch ra nước ngoài.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]