Trẻ Học Nhanh Quên
Đó là chia sẻ gây chú ý của một đại biểu tại phiên thảo luận về chủ đề khởi nghiệp ngay trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM lần thứ IX.
Kiến tạo giá trị để xây dựng thương hiệu bền vững
Xây dựng thương hiệu cá nhân cũng tương tự như xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp. Nó là cách để bạn khẳng định mình về các giá trị cốt lõi bên trong và bên ngoài. Tạo dựng được thương hiệu cá nhân là quá trình kéo dài, đòi hỏi bạn có sự đầu tư, nghiên cứu và thực hiện các mục tiêu cụ thể.
"Ai cũng có hình ảnh cá nhân nhưng không phải ai cũng có thương hiệu" - chuyên gia Nguyễn Đình Thành chia sẻ - "Thương hiệu là khi mình dùng hình ảnh của mình để khai thác thương mại, để bán ra tiền".
Ngày nay chúng ta gặp không ít các bạn trẻ thuộc gen Z, gen alpha nói về mong muốn nghề nghiệp của mình rằng: "Con muốn xây dựng thương hiệu cá nhân và kiếm tiền online". Đây không phải là mong muốn viển vông bởi thực tế đây là công việc mơ ước: không văn phòng, không vốn đầu tư lớn, không ôm hàng...
"Có những người mà không ai biết họ là ai cả, nhưng mà chỉ trong thời gian ngắn hoặc thậm chí là chỉ một video thôi thì rất nhiều người biết đến bạn ấy và bạn ấy được chấp nhận một cách nhanh chóng"- chị Tracy Vũ - Founder DigiMaster, Giám đốc chiến lược DigiMind Group nhìn nhận thực tế - "Các bạn trẻ có khả năng nổi tiếng nhanh hơn rất nhiều so với các hình thức truyền thống khác".
Nổi tiếng đồng nghĩa với việc độ nhận diện cao hơn. "Bạn dễ nổi bật, dễ được chấp nhận trong cộng đồng/ group nào đó hoặc được tiến cử, cơ hội vì thế cũng mở rộng" - chị Tracy Vũ nói.
Mạng xã hội cũng giống như rất nhiều kênh truyền thông khác, đấy là tính liên tục. Vì vậy đòi hỏi bạn cần đầu tư thời gian, công sức và liên tục cập nhật, đổi mới. "Không thể dăm bữa, nửa tháng bạn mới đăng một video hay một vài bức ảnh" - làm KOC hơn một năm đã cho Cẩm Tú bài học đó. Nếu không liên tục tạo ra cái mới, giá trị mới, thì chẳng ai còn nhớ đến hình ảnh của bạn.
Những lớp đào tạo KOC, influence (người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội) mọc lên, đào tạo cả trực tiếp và online. Điều đó chứng minh sự khao khát nổi tiếng cũng sẽ đồng nghĩa với việc dễ dàng bị thải bỏ nếu bạn không kiên trì, không có định hướng hình ảnh đúng. Rất nhiều người khác đang chờ để thay thế bạn.
"Tôi muốn nhắc đến khía cạnh nữa là chi phí cơ hội" - chị Tracy Vũ phân tích - "Có nghĩa là khi mà bạn dành thời gian cho việc này thì sẽ không dành thời gian cho những việc khác. Và như vậy, bạn bắt đầu xây kênh với định vị trước mắt nhưng định vị đấy chưa hẳn đã phù hợp dài hạn trong tương lai. Ví dụ, bạn thích trang điểm, thích mỹ phẩm và bạn xây kênh làm đẹp. Trong tương lai nội dung đó có thể không phù hợp với định hướng phát triển nghề nghiệp của bạn nữa".
Đó là nghiệt ngã của công việc này, dễ nổi tiếng và cũng dễ bị lãng quên. Hơn thế nữa, việc xây dựng thương hiệu theo trend/thị hiếu công chúng, rất có thể bạn không được sống thật với con người của mình.
Theo chị Tracy Vũ, việc xây dựng thương hiệu cá nhân hành trình dài kỳ. Đâu đó chúng ta sẽ hết thời và ngày nay càng diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với thời gian trước đây. "Việc thứ nhất là chúng ta phải hợp nhất được những giá trị mà chúng ta đang có là đúng, là con người của chúng ta, với những giá trị của một số đối tượng mà mình hướng đến như nhãn hàng và cuối cùng là cộng đồng xã hội họ hướng đến. Thứ hai là kiến tạo được giá trị và duy trì mình, quản trị mình để phát triển" - đó là cách tạo ra giá trị thương hiệu cá nhân bền vững./.
Nghe phỏng vấn chị Tracy Vũ tại đây:
Khởi nghiệp đến quên ăn, quên ngủ
Trong buổi thảo luận này, đại biểu Nguyễn Tuấn Đạt, tốt nghiệp Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, nêu góc nhìn làm cả hội trường phải ồ lên vì hướng tiếp cận mới lạ, khiến những người trẻ khởi nghiệp cùng suy ngẫm.
Đạt kể có người thân khởi nghiệp nên được nghe câu chuyện những bạn trẻ trên con đường này, đặc biệt những bạn làm giám đốc thì quên ăn, quên ngủ, có những giai đoạn họ dành tất cả thời gian, tâm sức để lo cho doanh nghiệp. Là người trực tiếp chứng kiến câu chuyện này, cũng là một bác sĩ nên Đạt rất xót và kêu gọi bạn trẻ khi khởi nghiệp cần có sự quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình.
"Thường trong kinh doanh sẽ có dự phòng rủi ro, nhưng chúng ta đã dự phòng rủi ro về sức khỏe? Mọi người đã từng dành khoảng thời gian ngắn để đi khám sức khỏe của mình? Chúng ta hình dung những người trẻ khởi nghiệp đang vay mượn sức khỏe của tương lai. Đến giai đoạn doanh nghiệp khởi nghiệp đã ổn định thì lúc đó mọi người có đang phải trả lại khoản vay sức khỏe này? Chính vì thế, mình kêu gọi các anh chị hãy quan tâm hơn về sức khỏe nhiều hơn, không chỉ cho bản thân mà còn cho doanh nghiệp của mình. Nếu không có sức khỏe thì không thể lo cho doanh nghiệp khởi nghiệp gặt hái được thành công", Đạt nhắn gửi.
Đồng thời Đạt có chia sẻ gây chú ý: "Dạo gần đây mọi người rất quan tâm về tỷ suất sinh của Việt Nam ngày càng giảm. Trong tình hình chung này, một trong những đối tượng sẽ làm tỷ suất sinh giảm chính là các anh chị đang khởi nghiệp".
Theo Đạt, khoảng từ 30 tuổi chúng ta đã giảm khả năng sinh sản. Và ở Việt Nam khi nhắc đến chuyện trữ trứng và tinh trùng là mọi người thường nghĩ khi có vấn đề gì đó về khả năng sinh sản mới cần trữ. Nhưng với tần suất sinh hoạt ăn không đầy đủ chất, ngủ không đủ giấc và quá nhiều áp lực khi khởi nghiệp thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
"Chính vì thế, mình rất mong muốn có anh, chị nào đó hãy khởi nghiệp liên quan đến lĩnh vực y tế. Mình là bác sĩ về chuyên ngành sản phụ khoa chỉ có kiến thức chuyên môn, nếu có anh chị nào lập một doanh nghiệp để bác sĩ tiếp cận và tư vấn cho nhân sự của doanh nghiệp, từ đó phát hiện sức khỏe sinh sản của mọi người đang ở đâu, khi nào cần trữ và trữ trứng hay tinh trùng như thế nào...", Đạt đề xuất. Đồng thời cho biết mong các bạn trẻ lập công ty khởi nghiệp và chàng bác sĩ sẽ xin ứng cử vào làm công tác chuyên môn.
Trước những chia sẻ ấn tượng của Đạt, anh Lê Trí Thông, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, cho rằng Đạt làm chuyên môn bác sĩ nhưng thấy được nhu cầu của thị trường thì đây chính là bước khởi đầu cho một quá trình lập nghiệp, khởi nghiệp.
Anh Thông khuyên có thể bạn không rành về kinh doanh, thì hãy đi tìm những người bạn, các mảnh ghép còn lại để cùng đồng hành và đó là hành trình để những người trẻ dấn thân. Đừng chờ đến khi mình có đủ hết mọi thứ thì lúc đó cơ hội không còn nữa.
Và anh Thông khẳng định: "Người trẻ vốn về kinh nghiệm, tài chính có thể không nhiều nhưng vốn tuổi trẻ của các bạn đang là nguồn vốn dồi dào nhất".
Muốn kêu than với đất trời rằng mình nhớ em, muốn gào lên cho cả thế giới biết mình thương em nhưng nào có ai quan tâm đến anh cơ chứ, người ta cũng chỉ cười trừ vì hơi sức đâu mà để ý đến một kẻ tình si. Anh đành gửi gắm vào hết con chữ, anh vùi đầu vào những suy tư, anh cứa vào tay mình rỉ máu, à thì ra, chẳng đau bằng việc đánh mất em.
Bạn sẽ show gì trước công chúng?
Nguyễn Cẩm Tú đặt câu hỏi này nhiều lần trước khi quyết định xây kênh TikTok. "Khi bắt đầu làm KOC em khá khó khăn trong việc lựa chọn hình ảnh thương hiệu, vì em không nổi bật về ngoại hình, không có tài năng ca hát nhảy múa" - Tú thổ lộ.
Những người nổi tiếng trên mạng xã hội đang tạo ra áp lực vô hình, nhắm thẳng vào não trạng của người khác, rằng muốn trở thành người có sức ảnh hưởng trước hết bạn phải nổi bật - "nổi bật ngoại hình" mới là cụm từ đầy đủ nhất. Sau đó là các tài năng khác: hát, nhảy, diễn hài, kể chuyện hấp dẫn...
"Em tìm ra ưu - hạn chế của mình nên xác định hướng đi ngay từ đầu. Đó là phong cách đời thường, gần gũi như người bạn, người chị, chia sẻ cuộc sống thường ngày với người theo dõi" - Cẩm Tú sau khi đã tham khảo thêm các KOL, KOC đi trước có điểm chung nào đó với em.
Ở cái tuổi nhiều bạn bè xem mạng xã hội là nơi thoải mái đăng những câu chuyện vui buồn, ảnh du lịch đó đây, share những link bài mình thích thì Tú nghiêm túc với từng câu chữ, trau chuốt từng bức hình trước khi ấn nút "Đăng".
Thương hiệu cá nhân được hiểu là tổng hợp tất cả những ấn tượng, niềm tin và tri giác mà người ta nhìn nhận về một cá nhân nào đó. Nói cách cụ thể hơn, làm thương hiệu cá nhân là tất cả những gì mà mọi người nhìn nhận được ở bạn về ngoại hình, lối sống, tính cách, các giá trị mà bạn đã đóng góp cho xã hội. Cách bạn ăn mặc, giao tiếp, đi đứng...dần hình thành nên thương hiệu cá nhân của bạn trong suy nghĩ của người khác.
Theo các chuyên gia về marketing, khi đã định hình được thương hiệu, bạn cần đưa ra những thứ phù hợp với thương hiệu đó, cần xây dựng hình ảnh cá nhân và thông điệp nhất quán. Các bài khi post lên mạng xã hội cần đảm bảo tính chuẩn mực, tương đồng về ngôn từ, hình ảnh. Một chút cẩu thả sẽ bị "mất điểm" trong mắt người khác.
"Trước khi trả tiền cho KOL, KOC tham gia vào quảng bá hay bán sản phẩm thì các nhãn hàng hay agency đã phải xem xét kỹ. Điều lo ngại nhất trong marketing là người nổi tiếng hay người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, hình ảnh phong độ không ổn định, dính phốt, sẽ gây tác động tiêu cực đến thương hiệu sản phẩm" - anh Khuất Hoàng Lâm làm việc trong ngành marketing cho biết.
Trái ngọt từ tiếp thị liên kết vẫn là mảnh đất màu mỡ để nhiều bạn trẻ khao khát xây dựng thương hiệu và tạo kênh để thu hút các nhãn hàng. Nhiều bạn trẻ đổ xô đăng ký đi học các khóa kỹ năng livestream, cách tạo dáng trước ống kính...với giá 2-3 triệu đồng/ khóa.
https://vov2.vov.vn/doi-song-xa-hoi/gioi-tre-tao-thu-nhap-thu-dong-tu-tiep-thi-lien-ket-47182.vov2
Ông Nguyễn Đình Thành - Chuyên gia Truyền thông Văn hóa, đồng sáng lập Elite Pr School, nghiên cứu sinh tiến sĩ Truyền thông về chuyển đổi số cho rằng, sự hợp tác giữa nhãn hàng và KOL/KOC dựa trên tinh thần win-win. Thế nhưng, rủi ro xảy ra khi "nhãn hàng gắn quá nhiều với một ai đó, trường hợp người đó bị khủng hoảng hình ảnh, thương hiệu cũng bị mất khách hàng".