Cách đây 20 năm ông đã bắt đầu kinh doanh, khi đó Shark Phú chưa thành lập công ty, xuất phát bằng việc kinh doanh đơn lẻ nhập những lô hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Cho đến năm 28 tuổi ông bắt đầu thành lập công ty, với khao khát làm giàu khi đất nước còn quá nghèo. Nhận thấy được năng lực của mình không thua kém gì ai, kinh nghiệm từng làm cho Mỹ,Đài Loan. Shark Phú so sánh Việt Nam so với các nước không chênh nhau bao nhiêu mà tại sao mức lương của các nước khác 5 đến 7.000 đô mà trong khi nước mình chỉ có 500 đô. Cũng chính vì do đó, Shark Nguyễn Xuân Phú đã đi sâu và muốn làm chủ để thỏa sức làm những điều mình muốn với hi vọng nâng tầm được giá trị kinh tế nước nhà. Từ việc kinh doanh với quy mô nhỏ mở rộng tới ngày nay là một sự thành công của tập đoàn SunHouse nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Một bia thơ của tác giả người Trung Quốc ca ngợi núi Non Nước và Trương Hán Siêu

Trên một tảng đá nằm bên phải lối lên núi Non Nước, theo hướng dưới lên, có một bia ma nhai khắc bài thơ cổ với kích thước bia: cao 50 cm, rộng 80 cm.

Bia bị mờ rất nghiêm trọng, rất khó đọc, nhưng có thể biết bia khắc một bài thơ 7 câu, mỗi câu 5 chữ, trong đó câu thứ tư mờ 2 chữ đầu, câu thứ 5 mờ 2 chữ đầu và chữ cuối cùng. Dòng lạc khoản gồm 2 dòng chữ nhỏ, bị mờ nhiều, rất khó đọc, nhưng cũng biết rằng bài thơ được một tác giả là người Trung Quốc đến thăm núi Non Nước và khắc bia vào đời vua Càn Long.

Nội dung bài thơ tả cảnh núi sông Non Nước, có nhắc đến Trương Hán Siêu là người ngay từ buổi ban đầu đã đến với núi, rồi đặt tên núi là Dục Thuý làm cho cảnh sắc núi thêm đẹp, và cho rằng  cảnh đẹp của danh thắng sẽ tồn tại lâu dài nơi thế gian. Trong các tài liệu chữ Hán Nôm nói chung, núi Non Nước nói riêng đã được công bố, chúng tôi chưa hề thấy giới thiệu bài thơ này. Có lẽ là vì bia quá mờ, rất khó đọc, cho nên nó đã bị bỏ qua. Chúng tôi do lòng say mê tìm hiểu di sản cha ông, đã nhiều lần cố gắng tiếp cận nội dung văn bia. Tuy vẫn còn có chỗ đoán đọc, có chỗ không thể đọc được, nhưng về cơ bản có thể hiểu được nội dung bài thơ này. Dưới đây xin giới thiệu toàn bộ bài thơ:

Phiên âm: Sơn cứ thuỷ chi than/ Tương truyền hiệu Thuỷ San/ Trương công sơ hội cảnh/ Dục Thuý tân sơn nhan/ [Bối tiểu] sơn y [lãm]/ Đăng lâm tẫn khoáng quan/ Hảo ta mỗi cùng trí/ Trường lưu tại thế gian/ ...Càn Long, Lạc Tri Thị Phạm Bá Đàn tự đề...

Dịch nghĩa: Núi nằm trên bờ sông/ Tương truyền có tên là Thuỷ Sơn (Nước Non)/ Trương Hán Siêu buổi đầu đã gặp cảnh đẹp/ Tên gọi Dục Thuý điểm tô dung nhan của núi thêm mới/ [Đứng xa nhìn] thì thấy núi như con sò nhỏ (nổi trên sông)/ Khi trèo lên mới hay cảnh quan khoáng rộng vô cùng/ Hết thảy mọi cái ở đây đều rất tốt đẹp/ Và lưu tồn dài lâu ở thế gian này/ ...Lạc Tri Thị Phạm Bá Đàn làm thơ và viết vào năm Càn Long [nhà Thanh,Trung Quốc (1736 -1796)]...

Dịch thơ: Núi nằm ven dòng nước/ Tương truyền tên Nước Non/ Trương công gặp cảnh núi/ Dục Thuý làm mới non/ Nhìn xa hẹp phong cảnh/ Tới gần rộng giang sơn/ Đẹp vô cùng cảnh trí/ Cùng thế gian trường tồn.

Như vậy tác giả bài thơ khắc lên đá này là một người Trung Quốc sống dưới thời Càn Long nhà Thanh, tương đương với các triều vua Việt Nam là Ỷ Tông, Hiển Tông, Mẫn Đế (nhà Lê) và triều Tây Sơn. Một người Trung Quốc sang Việt Nam lên thăm núi Non Nước và ca ngợi cảnh đẹp của núi, đề cập đến Trương Hán Siêu một cách thành kính, và kết luận “Đẹp vô cùng cảnh núi/Cùng thế gian trường tồn” há chẳng đáng tự hào lắm sao!

Mới đây, thông tin MC Khánh Vy có thể sẽ trở thành MC chính thức của Đường Lên Đỉnh Olympia đã gây xôn xao mạng xã hội.

Theo nguồn tin mật chúng tôi có được, cuối tuần này, có thể chương trình sẽ lên sóng số đầu tiên của mùa thứ 22 và MC chính thức là Khánh Vy và Ngọc Huy. MC Khánh Vy hiện đang ghi hình cho các số phát sóng của Olympia năm thứ 22.

Thông tin được fan Olympia vô cùng quan tâm, bởi Khánh Vy đã vốn quá quen thuộc với các chương trình liên quan đến kiến thức trên VTV như IELTS Face-Off, Crack’Em Up, Follow Us... Bản thân Khánh Vy cũng được mệnh danh là MC học giỏi và duyên dáng bậc nhất thế hệ trẻ ngày nay.

Có thể nói, thành tích học của Khánh Vy trải đều suốt cả cấp 3 lẫn lên đại học. Cô nàng nổi tiếng với biệt danh "hot girl 7 thứ tiếng" khi xuất hiện trong clip đùa vui cùng bạn bè với nhiều thứ tiếng khác nhau (Thái, Hàn, Trung, Nhật, Anh, Italy, Việt)...

Khánh Vy theo học trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) - ngôi trường đình đám bậc nhất miền Trung. Sau đó, cô bạn tốt nghiệp loại Giỏi ngành Quan hệ quốc tế của Học viện Ngoại giao. Một số thành tích hoạt động ngoại khóa đáng nể khi còn là sinh viên như:

- Đại diện thanh niên Việt Nam thuyết trình tại hội nghị Hành trình tiểu vùng sông Mê Kông lần thứ 13 do Trung Quốc và Thái Lan tổ chức.

- Một trong 4 đại diện châu Á tham gia Ambassador Tour tại Washington, Mỹ.

Khánh Vy có thành tích học siêu khủng, từ cấp 3 cho đến lên đại học

Khánh Vy gây ấn tượng khi làm MC các chương trình Tiếng Anh

Về khoản dẫn chương trình, Khánh Vy ghi điểm với lối dẫn duyên dáng và thông minh, bảo chứng cho các chương trình kiến thức Tiếng Anh trên sóng VTV7. Cô bạn cũng từng nhận đề cử giải VTV Awards 2016 ở hạng mục Nhân vật ấn tượng của năm nữa đấy!

Trong năm 2020, Khánh Vy khiến dân tình xuýt xoa khi tổng kết 50 điều bản thân làm được trong 10 năm qua. Toàn là những thứ "phát ghen" lên như: Tậu xe hơi, mua đất cho bố mẹ, làm đại sứ nhiều quốc gia...

Khánh Vy đã thực sự truyền cảm hứng cho giới trẻ, đặc biệt với những bạn đam mê ngôn ngữ khi có series chuyên học Tiếng Anh với nhiều phần như: VyTalk, VyVocal... Trên trang cá nhân Facebook, cô bạn cũng thường xuyên chia sẻ các bí quyết học hành, động viên học sinh mỗi khi đến kì thi lớn trong đời...

MC, YouTuber... nghề nào Khánh Vy cũng "cân" hết

Khánh Vy từng chia sẻ về bí quyết của mình: "Bất cứ nghề nào cũng cần có sự sáng tạo để tạo ra chất riêng, và để công chúng không bị nhàm chán trước hình ảnh của mình, không bị nhầm lẫn với bất kì ai".

Mới hơn 20 tuổi mà cô bạn này giỏi quá! Vậy nên không ngạc nhiên khi thông tin Khánh Vy trở thành MC chính thức của chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia lại nhận được nhiều phản hồi tích cực đến vậy.

Một cô nàng vừa thông minh, giỏi Tiếng Anh lại khéo léo mà còn dẫn chương trình "quốc dân" Đường Lên Đỉnh Olympia nhất định sẽ rất thú vị lắm đấy!

Khánh Vy từng được đề cử giải VTV Awards 2016 ở hạng mục Nhân vật ấn tượng của năm

Dù mới 20 tuổi nhưng Khánh Vy đã tậu xe, mua đất cho cha mẹ...

Khánh Vy cũng lột xác ngoại hình, ngày càng trở nên quyến rũ

Copyright © 2017. All Rights Reserved by IDTEK.

Xuất hiện trong tập 2 của Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2, kỷ lục gia Dương Anh Vũ gây ấn tượng không chỉ với kiến thức uyên thâm mà còn là những thử thách đấu trí, cân não trực tiếp với các thí sinh tham dự. Với những ai theo dõi chương trình này sẽ biết rõ về chàng trai quê Ninh Thuận. Thế nhưng, nhiều người lần đầu tiên biết đến vị giám khảo này, chắc chắn sẽ rất tò mò anh là ai?

Tính sơ sơ thì đến nay, Dương Anh Vũ là người Việt đầu tiên xác lập 4 kỷ lục thế giới về Siêu trí nhớ học thuật. Với trí nhớ siêu đẳng, anh từng được công nhận là người nhớ được khối lượng dữ liệu khoa học lớn nhất thế giới.

Thậm chí, kiến thức của anh bao quát nhiều lĩnh vực, với Toán học, có thể nhớ được hơn 20.000 số Pi sau 3,14; với Văn học, có thể nhớ được hơn 1.000 tác phẩm văn học kinh điển thế giới; với Địa lý, có thể nhớ được nguyên tấm bản đồ thế giới khổ lớn nhất bằng 5 ngôn ngữ là Anh, Hoa, Pháp, Tây Ban Nha và Đức, cùng khả năng lưu trọn hơn chục ngàn mốc lịch sử qua 7.000 năm của nhân loại...

Tuy nhiên, để có được năng lực vượt tầm với nhiều người như vậy không đến từ một cậu bé học giỏi như bao người vẫn nghĩ. Dương Anh Vũ từng thổ lộ bản thân là một học sinh học rất... dốt. Thậm chí dốt từ lớp 1?!

Tốt nghiệp cấp 2 với điểm số quá tệ, không trường THPT nào nhận nên phải học bổ túc văn hóa. Thời điểm này, với vị kỷ lục gia thế giới, đầu óc anh hoàn toàn trống rỗng. Thiếu hẳn những kiến thức nền, cậu bé Vũ ngày ấy đã kịp hồi tâm, suy nghĩ cẩn thận để xin vào các lớp học thêm cấp II, bổ sung những gì chưa biết.

Bỏ qua những mặc cảm, càng học, Dương Anh Vũ càng cảm thấy bản thân "đói" tri thức, lao vào học ngày đêm. Kết quả sau cùng, chàng trai đất Ninh Thuận đã vào ĐH Quốc gia TP HCM, tốt nghiệp rồi nhận học bổng du học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.

Năm 2016, anh từng tham gia "Ai là triệu phú". Tuy được mệnh danh là "ổ cứng máy tính" nhưng sau cùng đành chịu khuất phục ở câu hỏi thứ 9 sau khi sử dụng hết 4 quyền trợ giúp. Dù vậy, anh vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ bởi tài năng siêu việt của mình.

Mới đây, xuất hiện trong chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2, Dương Anh Vũ ngồi ở vị trí Trưởng ban cố vấn khoa học. Anh liên tục đưa ra những thử thách làm khó thí sinh, cũng chính là những khúc mắc, cản trở bản thân chưa thể vượt qua. Tuy nhiên, sự xuất sắc của những thí sinh này không chỉ khiến ban giám khảo mà khán giả cũng phải à ố kinh ngạc, thán phục khi phá vỡ những rào cản của chương trình.

Sự góp mặt của kỷ lục gia Dương Anh Vũ đã thêm phần khẳng định những tài năng nước Việt chẳng thua kém bất kỳ ai trên thế giới!

Những năm cuối thời Đông Hán, thiên hạ phân tranh, quân hùng khắp nơi nổi lên tranh cứ. Nhưng những người này đều vì tranh giành quyền lợi riêng và không có thực tâm với nhà Hán.

Vậy, trong Tam Quốc, những người thực sự quan tâm đến Hán thất là ai?

Trên thực tế, trong Tam Quốc, chỉ có 3 người thực sự quan tâm đến Hán thất, trong đó Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô thì mỗi nước chỉ có một người.

Tuân Úc là một trọng thần của Tào Tháo.

Tuân Úc là một mưu sĩ và đại thần thời Đông Hán. Ông chính là một trọng thần nổi tiếng của Tào Tháo, có công lớn giúp vị quân chủ này gây dựng sự nghiệp. Tuân Úc được Tào Tháo gọi là "Ngộ chi Tử Phòng", nhằm so sánh ông với Tử Phòng, người năm xưa giúp Hán Cao Tổ dựng nghiệp.

Tuy phục vụ cho Tào Tháo nhưng Tuân Úc luôn hướng về nhà Hán. Ban đầu Tuân Úc tìm đến Thứ sử Ký Châu là Viên Thiệu và được thu dụng. Sau một thời gian, nhận thấy Viên Thiệu không thể làm nên việc lớn là phò tá nhà Hán nên Tuân Úc đã tìm đến Đông quận, thuộc Duyện Châu để theo Tào Tháo vào năm 191.

Lúc bấy giờ, Tào Tháo tuy là người không có thế lực cao nhưng ông có công lớn trong quá trình chinh phạt Đổng Trác. Ngoài ra, Tào Tháo còn có công cứu giá kịp thời cho Hán Hiến đế, từ đó có được bước đệm quan trọng cho quá trình gây dựng sự nghiệp sau này.

So với các chư hầu khác lúc bấy giờ, Tào Tháo được đánh giá là vẫn nhiệt huyết và trung thành với nhà Hán hơn.

Chính vì nhìn thấy điều đó nên Tuân Úc mới chọn theo Tào Tháo, hy vọng có thể hỗ trợ, cùng chung sức giúp đỡ Hán thất.

Có thêm Tuân Úc cùng việc chiêu mộ được nhiều nhân tài nên thế lực của Tào Tháo ngày càng phát triển nhanh chóng. Sau đó, nghe theo lời khuyên của Tuân Úc, Tào Tháo đến đón Hán Hiến đế trở về Hứa Xương. Đây được coi là nước cờ chính trị quan trọng, căn bản để tạo nên sự thành công của Tào Tháo và tập đoàn Tào Ngụy sau này.

Chính tôn chỉ phụng thiên tử để lệnh chư hầu của Tào Tháo đã giúp vị quân chủ này được coi là đứng về phía chính nghĩa và có thể thu hút thêm nhiều nhân tài.

Xuất phát điểm là trung thành và muốn giúp Hán thất, nhưng khi thực lực của Tào Tháo ngày càng mạnh, tham vọng của ông cũng ngày càng lớn. Tào Tháo không còn muốn làm tướng của nhà Hán nữa mà muốn xưng vương.

Việc tự mình muốn xưng vương cũng tỏ rõ ý định cướp ngôi nhà Hán của Tào Tháo. Điều này khiến Tuân Úc bất bình và thất vọng vì không ngờ việc Tào Tháo trợ giúp nhà Hán bấy lâu nay chỉ là chiêu bài. Chính điều này đã tạo nên mâu thuẫn ngày càng lớn và gay gắt giữa Tuân Úc và Tào Tháo.

Kết quả là Tuân Úc đã đột ngột qua đời vào năm 212 khi mới 50 tuổi. Về cái chết đầy bí ẩn của Tuân Úc, nhiều người cho rằng vị mưu sĩ tài danh này đã bị Tào Tháo ép chết.

Gia Cát Lượng hết lòng phò tá Lưu Bị và đại nghiệp phục hưng Hán thất.

Ngoài Tuân Úc của Tào Ngụy, Gia Cát Lượng của Thục Hán cũng chính là một trong số ít người hết lòng vì Hán thất. Gia Cát Lượng được đánh giá là một trong những mưu sĩ kiệt xuất nhất trong Tam Quốc.

Sau khi Tào Tháo xưng vương vào năm 216, Gia Cát Lượng cũng thuyết phục Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, hết lòng phò tá vị quân chủ của Thục Hán chống lại Tào Ngụy với ngọn cờ phục hưng Hán thất.

Việc Gia Cát Lượng thuyết phục Lưu Bị xưng đế tuy bề ngoài là chống lại hoàng đế nhà Hán, nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ lại hợp lý. Bởi lẽ, sau khi Tào Tháo qua đời, vào tháng 10 năm 220, Tào Phi đã phế truất Hán Hiến đế để soán ngôi nhà Hán, và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy, tức Tào Ngụy Văn đế.

Mặt khác, Lưu Bị luôn tự xưng là hậu duệ của Hán thất. Do đó, việc Lưu Bị xưng đế vào năm 221 là hợp lý.

Sau đó, dù Lưu Bị đại bại trọng trận Di Lăng và qua đời tại thành Bạch Đế vào năm 223 nhưng Gia Cát Lượng vẫn không bao giờ quên mục tiêu phục hưng Hán thất.

Gia Cát Lượng đích thân thống lĩnh đại quân Thục Hán tiến hành chiến dịch Bắc phạt. Đáng tiếc, vị thừa tướng của Thục Hán lại lâm bệnh nặng và qua đời đột ngột tại gò Ngũ Trượng vào năm 234 khi chiến dịch Bắc phạt và sự nghiệp phục hưng Hán thất vẫn còn dang dở.

Tôn Kiên là người đặt nền móng xây dựng cho Đông Ngô thời Tam Quốc.

Ở Đông Ngô, thực tế hầu hết nhiều người đều không trung thành với nhà Hán, họ chỉ trung thành với lợi ích của bản thân. Tuy nhiên, Tôn Kiên, cha của Tôn Quyền, lại là một trường hợp đặc biệt. Vào giai đoạn mà Tôn Kiên sinh sống, tình hình nhà Đông Hán vẫn chưa hoàn toàn sụp đổ, do đó, vị tướng tài giỏi này vẫn rất trung thành với nhà Hán.

Trong thời gian quyền thần Đổng Trác thao túng triều đình nhà Hán, không phải chư hầu nào cũng muốn đánh Đổng Trác. Bởi chỉ khi thiên hạ loạn lạc thì họ mới có cơ hội để trở nên lớn mạnh hơn và giành lấy được lợi ích. Thế nhưng trong nhóm này có hai người khác biệt. Đó là Tào Tháo và Tôn Kiên. Cả hai đã nỗ lực chiến đấu, thậm chí là liều lĩnh để có thể dẹp loạn Đổng Trác và giải cứu hoàng đế nhà Hán.

Trong khi Tào Tháo về sau làm trái với mục tiêu ban đầu của mình là phò tá nhà Hán, thì Tôn Kiên đến chết vẫn có chí trung liệt với vương triều này.

Năm 191, khi liên minh các lộ chư hầu bất hoà và quay sang đánh lẫn nhau, khi đang trên đường trở về Giang Đông, Tôn Kiên đã giao tranh với quân của Thứ sử Kinh Châu là Lưu Biểu. Không may Tôn Kiên đã bị trúng tên và tử trận trong quá trình truy đuổi quân địch ở Hiệp Sơn. Năm đó vị tướng tài ba này chỉ mới 37 tuổi.

Theo ghi chép trong sử sách, Tôn Kiên được đánh giá là người hiệp nghĩa, dũng mãnh cương nghị và trung thành với nhà Hán.

Tôn Kiên chính là người đặt nền móng cho con trai là Tôn Quyền lập ra Đông Ngô thời Tam Quốc.

Bài viết tham khảo nguồn: Qulishi, Baidu, 163

Với tầm nhìn chiến lược trở thành doanh nghiệp kinh doanh điện máy, gia dụng hàng đầu Việt Nam, HC nỗ lực không ngừng để biến thách thức của bối cảnh nền kinh tế khó khăn thành cơ hội bằng cách tăng cường đầu tư mở rộng quy mô tới hầu hết các tỉnh, thành phố và đô thị.

Lễ cắt băng khai trương Siêu thị điện máy HC tại Hải Dương

Bên cạnh đó, siêu thị điện máy HC là cầu nối uy tín từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, làm vừa lòng người tiêu dùng với mức giá tốt nhất, cùng các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng hấp dẫn đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. HC cam kết chỉ kinh doanh các sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn tốt nhất về chất lượng, có hệ thống chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm chu đáo.

Dự kiến đến năm 2015, hệ thống siêu thị điện máy HC sẽ phát triển từ 16-18 chi nhánh tại các đô thị trọng điểm của miền Bắc.

Đây là lý do để hiện tượng chữ Hán, chữ Nôm được sử dụng lại nhiều hơn và theo đó, cộng đồng rất cần những thông tin thỏa đáng về dòng văn hóa chữ nghĩa cha ông, tránh những nhầm lẫn không nên.

Có thể là một thói quen khẩu ngữ ở nhiều người, khi nói đến việc xây cất các nhà thờ tộc họ, là đề cập văn hóa truyền thống, mà chữ Hán, chữ Nôm là một phần không thể thiếu.

Trên các biển đề ngoài cửa, các hoành phi, câu đối bên trong, rất nhiều gia đình, tộc họ ưa chọn thể hiện câu từ cổ, càng có nét xa xưa càng tốt. Theo đó, ý kiến phổ biến của nhiều người là nên viết chữ Hán Nôm với tên tuổi dòng tộc của mình, cũng như những lời chúc phúc tốt đẹp.

Tuy nhiên, thực tế quan niệm chữ Hán Nôm, chính là gộp chung hai nhóm ngôn ngữ chữ viết lại, là chữ Hán và chữ Nôm. Cần phân biệt rõ hai nhóm chữ này trong lịch sử ngôn ngữ Việt.

Bởi sự đô hộ ngàn năm của các chế độ phong kiến Trung Quốc và những ảnh hưởng với các chế độ phong kiến Việt Nam về sau, khi không lựa chọn được nền văn hóa ngôn ngữ, chữ viết nào tốt hơn, cha ông ta trước đây luôn dùng chữ Hán trong văn bản chữ nghĩa và dùng tiếng Việt trao đổi giao tiếp hàng ngày. Do đó, các văn bản cổ của người Việt đều viết bằng chữ Hán, theo ngữ pháp văn phong cổ và ngữ nghĩa đều dựa vào chữ Hán.

Tại các đền chùa miếu, nhà thờ tộc họ, bia ký…, văn chương chữ Hán cổ được sử dụng phổ biến. Cho nên, có thể nói các văn bản, bia ký thờ tự, hoành phi câu đối, liễn trướng thờ phụng của người Việt, là dùng chữ Hán với văn phong cổ.

Dĩ nhiên, để thuận tiện cho người Việt đọc hiểu đơn giản, nhất là cổ xúy giữ gìn tiếng Việt, cha ông ta đã sử dụng những chữ Hán quen thuộc ghi âm đọc tiếng Việt, từ đó tạo ra hệ thống chữ Nôm.

Chữ Nôm, phát âm trại kiểu giọng... Quảng Nam, chính là chữ Nam, nhưng được cha ông chế tạo bằng cách ghép chữ Nam (phương Nam) với bộ khẩu (miệng) đọc là Nam, hoặc Nôm.

Theo đó, chữ Nôm thực tế là chữ Hán, nhưng ghép lại, mượn âm đọc hoặc nghĩa chữ để tạo các từ tiếng Việt, đọc nghĩa tiếng Việt. Cho nên, khi một người nói viết chữ Nôm, tức là người đó viết chữ Hán nhưng đã được chế tác lại thành ghi âm đọc tiếng Việt, chỉ có người Việt đọc nghe mới hiểu.

Việc viết chữ Hán Nôm để thể hiện một biển đề trước cửa một nhà thờ tộc họ, vì thế chính là viết một dòng chữ Hán theo văn phong cổ và một dòng chữ Nôm ghi âm đọc theo nghĩa tiếng Việt.

Ví dụ, tộc họ Nguyễn Công muốn lập biển đề trước cửa nhà thờ, sẽ viết câu chữ Hán: “Nguyễn Công tộc từ đường” và kèm bên dưới là một câu chữ Nôm để giải nghĩa cho câu chữ Hán: “Nhà thờ họ Nguyễn Công”.

Như thế, nếu theo văn phong cũ, thì biển đề sẽ có hai dòng chữ này, nhìn qua tưởng đều là chữ Hán, song thực chất một dòng chữ Hán, còn một dòng chữ Nôm, cha ông ta khái quát gọi chung là biển đề chữ Hán Nôm.

Bởi hiện tại, tiếng Việt đã có bộ chữ viết ghi âm đọc latinh, quy định chung là chữ Quốc ngữ, nên việc học tập đã rất dễ dàng. Người Việt không còn phải dựa vào chữ Hán để viết chữ nghĩa nữa, lại càng không cần phải dùng chữ Hán ghi âm tiếng Việt để tạo chữ Nôm.

Các biển hiệu, hoành phi câu đối hiện nay, cũng đều có thể sử dụng chữ Quốc ngữ bằng chữ latinh ghi âm đọc tiếng Việt để thể hiện hai câu chữ Hán và chữ Nôm, chứ không cần hiển thị chữ Hán và chữ Nôm nữa.

Tuy nhiên, bởi đa số dòng tộc đều muốn bảo lưu văn hóa truyền thống, nên trên các biển đề, thường thể hiện một dòng chữ Hán theo văn phong cổ, ví dụ trường hợp “Nguyễn Công tộc từ đường”; và dòng chữ ở dưới sẽ viết bằng chữ Quốc ngữ, chứ không dùng chữ Nôm nữa: “Nhà thờ họ Nguyễn Công”.

Cách thể hiện này phải hiểu chính xác là phối hợp chữ Hán với chữ Quốc ngữ, không gọi là chữ Hán Nôm. Theo đó, người biết chữ Hán có thể đọc thấy dòng chữ Hán, còn các thế hệ hôm nay đều đọc được chữ Quốc ngữ để hiểu.

Cách thức biểu đạt các biển tên, hoành phi, câu đối chữ Hán và chữ Nôm đang phổ biến ở các tộc họ, nhà thờ, đình chùa được xây dựng hiện nay, cần được hiểu rõ như vậy, để tránh những tranh cãi không cần thiết về đề nghị viết chữ Hán Nôm.