Giảm phát thải CO2 là gì, nó được định nghĩa là giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch do hoạt động của con người gây ra. Quá trình được thực hiện ở cả phía cầu cũng như phía cung thông qua việc cải thiện hiệu quả, giảm mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng một số công nghệ năng lượng thay thế và sử dụng ít carbon chuyển sang những năng lượng thân thiện với môi trường hơn.(1)

Thị trường giao dịch CERs ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Trên thế giới, chứng chỉ CERS được giao dịch trên thị trường dưới 2 hình thức chủ yếu:

Nước ta không thuộc những quốc gia phải cắt giảm khí thải, bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những vùng đất lý tưởng tạo ra lượng CERS tiềm năng, mang lại lợi nhuận lớn từ việc bán CERS bởi các khu rừng ở Việt Nam có thể hấp thụ khí CO2 tốt hơn rất nhiều so với rừng ở các quốc gia khác. Nhiều nhà đầu tư đã chọn Việt Nam để phát triển các dự án CDM.

Hiện nay, Việt Nam đã sở hữu 79 dự án bán tín chỉ giảm phát thải cho các nước phát triển. Điều này giúp các nhà đầu tư trong nước thu về được hàng chục triệu đô la Mỹ mỗi năm. Có thể thấy thị trường giao dịch CERs ở Việt Nam hiện nay rất tiềm năng.

Như vậy, FPT IS đã giải đáp về “CERs là gì?” cho bạn đọc và các thông tin liên quan. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về chứng chỉ giảm phát thải CERs  và tầm quan trọng của nó đối với môi trường.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc tế

Chứng chỉ CERS giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, trao đổi về công nghệ và nghiên cứu về lĩnh vực giảm phát thải môi trường giữa các quốc gia. Theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc, lượng phát thải của mỗi quốc gia được quy định ở một mức cho phép.

Tuy nhiên, một quốc gia cũng có thể tăng mức phát thải hơn quy định cho phép nếu mua được tín chỉ carbon của nước khác không sử dụng hết.

Tham khảo: Tín dụng xanh là gì? Có vai trò quan trọng như thế nào?

Dưới đây là một số câu trả lời mà FPT IS tổng hợp và giải đáp cho bạn đọc về CERs:

Mỗi đơn vị CERs có giá bán bao nhiêu trên thị trường?

1 CER được quy ước bằng với một tấn khí CO2. Trước đây, giá bán mỗi đơn vị CERs dao động khoảng 8 – 16 USD/ đơn vị. Trong những năm gần đây, giá bán CERs trên thị trường đã tăng lên khoảng 30 USD/ đơn vị.

Thực trạng chứng chỉ giảm phát thải tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hệ thống chứng chỉ giảm phát thải đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Dưới đây là một số thông tin cụ thể về hiện trạng, kết quả và hành động liên quan đến chứng chỉ giảm phát thải tại Việt Nam.

Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính theo Thỏa thuận Paris. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và quy định nhằm thúc đẩy việc giảm phát thải CO2, bao gồm việc thiết lập hệ thống chứng chỉ giảm phát thải. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện(6)

Giảm phát thải CO2 là một trong những nhiệm vụ cấp bách để bảo vệ môi trường và duy trì khí hậu ổn định. Chứng chỉ giảm phát thải đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp giảm lượng phát thải và đầu tư vào công nghệ sạch. Tuy nhiên, để hệ thống này hoạt động hiệu quả, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế, cùng với việc cải tiến liên tục các cơ chế và chính sách liên quan.

Tại Việt Nam, hệ thống chứng chỉ giảm phát thải đang dần được hoàn thiện và đã đạt được một số kết quả tích cực. Với các hành động cụ thể và sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, Việt Nam đang từng bước tiến tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việc thu lợi nhuận từ việc bán tín chỉ Carbon đã thu lại lợi nhuận hàng tỷ đồng cho Việt Nam. Cụ thể tại Quảng Bình đã nhận 82,4 tỉ đồng từ việc bán tín chỉ carbon của 469.317 ha rừng. Bộ NN-PTNT cho biết, có đến 6 tỉnh tham gia Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (ERPA) với đại diện là Bộ NN-PTNT và Ngân hàng thế giới (WB) giai đoạn 2018 – 2024. Theo thỏa thuận trên, trong năm 2023, VN đã chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2e cho WB với tổng số tiền nhận về là 51,5 triệu USD, tương ứng 1.200 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT còn ký “Ý định thư về mua bán giảm phát thải” với Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) cho 11 tỉnh vùng Tây nguyên và Nam Trung bộ. VN sẽ chuyển nhượng cho Emergent khoảng 5,15 triệu tấn CO2e với giá tối thiểu là 10 USD/tấn (tương đương 51,5 triệu USD) cho giai đoạn 2022 – 2026. Như vậy có thể thấy những tín hiệu tích cực trong việc vận hành và sử dụng tín chỉ Carbon tại Việt Nam(7)

CERs không chỉ là một chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được áp dụng để ngăn chặn khí thải carbon dioxide mà nó còn là một loại hàng hóa đặt biệt. Việc “bán” tín chỉ CERs cho các nước phát triển đang dần phát triển ở Việt Nam. Các thương vụ này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp, quốc gia. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chứng chỉ này qua nội dung bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp

Tạo sự cân bằng phát triển giữa các khu vực

Mỗi tấn khí thải thải vào môi trường ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều như nhau, vì vậy thông qua việc áp dụng CERs, sẽ tạo nên sự cân bằng trong phát triển của các khu vực địa lý.

Các nước đang phát triển nhờ các dự án tín chỉ carbon mà có được sự đầu tư cho bảo vệ môi trường, tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến và đồng thời cũng có thêm một khoản thu nhờ bán các tín chỉ carbon cho các nước phát triển.

Các nước phát triển với tư cách là bên mua tín chỉ carbon cũng tiết kiệm được chi phí để cân bằng số lượng tín chỉ carbon bởi các dự án thực hiện ở những nước đang phát triển sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với một dự án tương tự triển khai ở các nước phát triển.

Mời bạn theo dõi: ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và quy trình lập báo cáo ESG

Thông qua các yêu cầu, cam kết thực hiện giảm phát thải, các doanh nghiệp sẽ có động lực ứng dụng công nghệ cao và phát triển kỹ thuật tiên tiến có tính thân thiện đối với môi trường.

Đồng thời CERS còn giúp các chuyên gia có cơ hội tiếp cận thông tin và kiến thức mới nhất về công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích của CERs trong việc bảo vệ môi trường

Trong những năm trở lại đây, việc sử dụng chứng chỉ giảm phát thải CERs có thể chuyển nhượng như là công cụ chính sách môi trường dựa trên thị trường đã được các nhà hoạch định chính sách ngày càng quan tâm. Chính sách này cũng được coi như một công cụ kiểm soát ô nhiễm hiệu quả từ những năm 2000, mang lại nhiều lợi ích có thể kể đến như:

Khái niệm về tín chỉ Carbon:

Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Nó đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (CO2e) vào bầu khí quyển.

Tín chỉ Carbon là giấy phép hoặc chứng chỉ có thể mua bán, cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương với một loại khí nhà kính khác. Mục tiêu chính của việc tạo ra tín chỉ carbon là giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác từ các hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2.(5)