Học Cách Tư Duy
Năng lực tư duy là một trong những yếu tố quyết định thành công trong thời đại 4.0. Giáo dục cần chú trọng tới việc đánh giá đúng năng lực tư duy của mỗi học sinh. Thông qua đó mới có thể phát huy tối qua tố chất và tiềm năng của mỗi người.
Tư duy biện luận chỉ dành cho cuộc tranh luận giữa 2 người trở lên
Điều này hoàn toàn không đúng. Cãi nhau thường xoay quanh vấn đề “Ai đúng, ai sai?”, nhưng tư duy biện luận là tìm ra “Lập luận nào là đúng, lập luận nào là sai?”. Hơn nữa, loại tư duy này là sự tranh luận xảy ra trong chính bản thân 1 người, với mối quan tâm về việc sắp xếp suy nghĩ có trước – có sau, đảm bảo chín chắn và toàn diện để lập luận vấn đề đúng đắn.
Mâu thuẫn là một trong những điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình làm việc nhóm. Vậy làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn để làm việc hiệu quả, tránh để ảnh hưởng đến kết quả công việc? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. 1.…
Nâng cao kỹ năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của tư duy biện chứng. Nếu bạn tiến hành một cuộc đối thoại hòa nhã, biết lắng nghe và dẫn dắt câu chuyện sẽ giúp người đối diện dễ dàng thấu hiểu nội dung muốn truyền tải, qua đó tăng tính thuyết phục họ chấp thuận quan điểm bạn đưa ra hơn.
Rèn luyện tư duy phản biện như thế nào?
Việc rèn luyện tư duy phản biện giúp bạn trở nên linh hoạt và chủ động hơn trước mọi vấn đề. Hãy cùng tìm hiểu cách hiệu quả để rèn luyện tư duy phản biện là gì nhé.
Đọc nhiều loại sách chuyên ngành giúp bạn hiểu sâu hơn về các chủ đề khác nhau. Đồng thời các bài báo, tin tức cũng giúp bạn cập nhật thông tin mới nhấn về các vấn đề xã hội, kinh tế. Khi phản biện, bạn có thể dùng những thông tin thu thập được để đối chiếu, so sánh và đưa ra dẫn chứng phản biện hợp lý.
Thảo luận với mọi người về các chủ đề khác nhau giúp bạn học được cách lắng nghe, hiểu được vấn đề một cách đa chiều. Hãy luôn giữ tinh thần cởi mở và tôn trọng quan điểm của đối phương để tránh được những xung đột không cần thiết.
Trước một vấn đề luôn tồn tại nhiều khía cạnh, nếu bạn chỉ nhìn sơ qua thì không thể hiểu tưởng tận vấn đề. Vì thế, việc luôn đặt ra các câu hỏi thắc mắc là điều cần thiết để hiểu rõ hơn tình huống và tìm kiếm thêm thông tin. Từ đó, bạn có thể nhận ra được những nhân tố quan trọng, hiểu sâu và phân tích được vấn đề một cách đúng đắn hơn.
Thường xuyên viết hoặc tham khảo các bài viết của người khác cũng là cách hay để biết thêm nhiều ý kiến khác nhau, từ đó nâng cao tư duy cải thiện. Việc viết các bài luận giúp rèn luyện tư duy logic, suy luận. Tham khảo các bài luận để nhìn nhận và đánh giá các quan điểm của người khác. Chú ý đến các chi tiết, bằng chứng, dữ liệu để có thể phản biện tốt nhất.
Thực hành thường xuyên tư duy phản biện giúp bạn trở nên thành thạo hơn khi đứng trước các tình huống trong đời sống. Bên cạnh đó, việc luyện tập giải quyết các vấn đề liên tục còn giúp bạn trở nên tự tin hơn khi đứng trước thách thức trong công việc.
Việc sử dụng số liệu dẫn chứng trong khi phản biện giúp phân tích thông tin một cách logic và thuyết phục. Đồng thời, bạn có thể so sánh được các lựa chọn và đánh giá được tính hợp lý của các lập luận.
Tư duy phản biện (Critical Thinking) là gì?
Tư duy phản biện (hay tư duy phân tích, tư duy biện luận) là khả năng tiếp cận và phân tích một vấn đề theo hướng khách quan, dựa trên bằng chứng chắc chắn và xem xét từ nhiều góc độ khác nhau, sau đó hình thành kết luận/đánh giá vấn đề theo lý luận logic.
Trong đó, người có khả năng này thường sở hữu các đặc điểm như sau:
Tư duy phản biện là gì? Tư duy phản biện tiếng Anh là gì?
Phản biện được hiểu là quá trình sử dụng lập luận, chứng cứ và logic để bác bỏ hoặc phản đối ý kiến, quan điểm hoặc một tuyên bố nào đó.
“Tư duy phản biện (Critical thinking) là quá trình suy nghĩ cẩn thận về một chủ đề hoặc ý tưởng mà không để cảm xúc hay quan điểm ảnh hưởng đến mình.”
Nói cách khác, đây là quá trình sử dụng tư duy để đưa ra phân tích và những đánh giá hợp lý về một vấn đề hoặc tình huống ở nhiều góc độ khác nhau, không chỉ dựa trên quan điểm cá nhân mà còn dựa trên chứng cứ, lý luận và tính logic. Trong đó, việc đặt câu hỏi, đưa ra luận điểm đáng tin cậy từ những dữ liệu có sẵn được khuyến khích thực hiện, bởi đây là một phương pháp tư duy chủ động và tích cực.
Mở rộng suy nghĩ, xem xét ở nhiều khía cạnh
Mỗi người đều có quan điểm riêng, ngay cả những nhà bác học đưa ra những lập luận cũng có quan điểm và thành kiến cá nhân định hình suy nghĩ của họ. Vì vậy, khi nghe/thấy bất kỳ thông tin nào, trước tiên bạn nên mở rộng suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ, thay vì vội vàng “trói buộc” bản thân vào quan điểm có sẵn. Tiếp đó, bạn xem xét những điều này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn như thế nào. Khi bạn đã đánh giá tất cả thông tin, hãy hình thành kết luận của riêng mình về vấn đề đó.
Cách để rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả
Cũng như các kỹ năng khác, để có được kỹ năng tư duy biện chứng, bạn phải rèn luyện thường xuyên bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp hữu ích rèn luyện tư duy lập luận phản biện trở nên sắc bén và nhanh nhạy hơn:
Rèn luyện khả năng lắng nghe
Hãy nhớ rằng, tư duy phản biện không chỉ là có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề logic, mà còn thể hiện ở thái độ cởi mở và suy nghĩ khách quan trong mọi việc. Chính vì thế, để thực hành tư duy lập luận phản biện hiệu quả, bạn cần học lắng nghe những gì người khác nói không phán xét. Điều này giúp bạn đồng cảm với suy nghĩ, mong muốn của người tranh luận, để từ đó đưa ra ý kiến phản biện mang tính tích cực và đề xuất phương án thuận lợi cho đôi bên.
Tư duy phản biện là bảo vệ quan điểm đến cùng
Đây là nhận định sai lầm về tư duy biện luận nhiều người mắc phải. Thực chất, đây là tư duy khách quan – công bằng, xét qua tất cả quan điểm lẫn góc nhìn mà không bảo vệ bất kỳ điều gì. Đồng thời, tư duy biện chứng còn hướng đến việc mở rộng suy nghĩ, chứ không bắt buộc bạn phải bảo vệ mỗi quan điểm có sẵn của mình.
Vì sao cần có tư duy phản biện trong cuộc sống?
Tư duy phản biện không đơn thuần chỉ là những ý kiến “phản biện” như tên gọi, mà còn là một kỹ năng cần thiết mỗi người nên học tập, rèn luyện và phát triển. Tùy thuộc vào từng đối tượng, việc sở hữu tư duy này sẽ mang đến những lợi ích khác nhau:
– Đối với trẻ nhỏ: Rèn luyện kỹ năng này giúp trẻ hiểu sâu hơn về thế giới, tự biết cách giải quyết vấn đề liên quan đến học tập, các mối quan hệ và dễ dàng đối phó với những thách thức, trở ngại trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bằng việc đặt ra rất nhiều câu hỏi khi tư duy, trẻ thúc đẩy tính độc lập, nâng cao tính sáng tạo và khuyến khích sự tò mò hơn.
– Đối với cá nhân nói chung: Tư duy phản biện giúp một người ra quyết định sáng suốt sau khi đánh giá, phân tích và cân nhắc các lựa chọn ở mọi khía cạnh. Những quyết định này dẫn đến những lựa chọn tốt hơn có nhiều khả năng thành công hơn. Chưa kể, người có tư duy biện luận còn có khả năng trình bày ý tưởng, chia sẻ ý kiến và đưa ra phản hồi mang tính xây dựng, thuyết phục cao. Qua đó họ đạt được kết quả mong muốn trong công việc, học tập lẫn đời sống, đồng thời tránh được hiểu lầm, xung đột không đáng có.
– Đối với doanh nghiệp: Trong bối cảnh công nghệ toàn cầu hóa dễ tạo ra thách thức cho hầu hết các doanh nghiệp, thì việc đào tạo hay sở hữu đội ngũ nhân viên có kỹ năng tư duy phản biện cần được ưu tiên hàng đầu. Khi có vấn đề cần giải quyết, nhiều cá nhân sẽ cùng phản biện để đưa ra quyết định sáng suốt giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất, tăng doanh thu và sự hài lòng của khách hàng, từ đó dễ dàng dẫn đầu trong thị trường cạnh tranh.
– Đối với du học sinh và người đi xin việc: Kỹ năng phản biện là điểm cộng đáng giá trên hồ sơ xin du học hoặc xin việc. đối với du học sinh, việc sở hữu kỹ năng tư duy phản biện không chỉ giúp bạn hiểu được các bài học trong sách vở, tài liệu tường tận, sâu rộng; mà còn giúp bạn đưa ra những biện luận trôi chảy trong khi viết tiểu luận và cả khi làm bài thi. Mặt khác, những nhân viên có tư duy biện luận tốt thường tạo nên các mối quan hệ lành mạnh, ít stress/căng thẳng, luôn cảm thấy hạnh phúc trong công việc và tự tin giải quyết khó khăn hơn so với người thiếu kỹ năng trên.