Trường Trung Học Phổ Thông Ninh Hải Ninh Thuận
Bac Ninh Specialized High School
Khái Quát Về huyện Ninh Hải, Ninh Thuận
huyện Ninh Hải, Ninh Thuận có dân số khoảng 92.231 người , người dân ở đây Cần cù, chịu khó, năng động, nhanh nhẹn, sáng tạo và có lực lượng lao động trẻ rất phù hợp để bạn sang Đức du học, làm việc và sinh sống tại Đức.
QUYỀN LỢI KHI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC NGHỀ ĐỨC
vừa giới thiệu với bạn chương trình
dành cho các bạn đang sinh sống và làm việc tại
. Nếu bạn đang quan tâm tới chương trình đi
. Bạn hãy liên hệ hoặc để lại số điện thoại chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Sách giáo khoa chương trình mới
Đầu tháng 12.2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 4119/QĐ-BGDĐT phê duyệt sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Ngay lập tức, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin xuyên tạc, bóp méo câu chuyện. Thực tế, việc dạy ngoại ngữ thứ hai trong nhà trường đã có quyết định từ lâu.
Hoạt động chuyên môn bình thường
Đợt đầu tiên của năm nay, Bộ GD&ĐT phê duyệt sách giáo khoa của lớp 5, trong đó có 10 bản sách tiếng Anh và các môn học khác cùng với tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4. Theo kế hoạch, tháng 12.2023, Bộ GD&ĐT phê duyệt sách giáo khoa tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp và tiếng Nga.
Chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình năm 2018) quy định ngoại ngữ là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Ngoài tiếng Anh, trong danh mục môn Ngoại ngữ còn có tiếng Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Nga. Năm 2022, Bộ đã phê duyệt sách giáo khoa lớp 3 môn tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Pháp. Tháng 12 năm nay, Bộ phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc lớp 3, 4 và sẽ phê duyệt sách giáo khoa các môn còn lại trong thời gian tới
Chương trình môn Ngoại ngữ bậc phổ thông có thời lượng 1.155 tiết. Trong đó, cấp tiểu học 420 tiết (4 tiết/tuần), cấp THCS có 420 tiết (3 tiết/tuần), còn ở THPT, học sinh học 315 tiết (3 tiết/tuần). Đại diện Bộ GD&ĐT thông tin, tiếng Nhật, Hàn được dạy chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tiếng Trung Quốc được dạy ở một số thành phố lớn, địa phương biên giới. Đây là hoạt động bình thường, theo đúng kế hoạch thẩm định, phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
"Cực lực phản đối" hay suy diễn tuỳ tiện?
Thế nhưng, sau khi quyết định của Bộ GD&ĐT ban hành, trên mạng xã hội xuất hiện các thông tin xuyên tạc, bình luận tiêu cực và đặc biệt, có không ít người hoặc vô tình hoặc cố ý nhìn nhận sai sự thật về quyết định dạy tiếng Trung Quốc trong trường phổ thông. Nhiều ý kiến, bình luận rất tiêu cực, trong đó có không ít người nổi tiếng, nhà thơ, nhà báo, nhà văn... Họ không cần biết sự thật như thế nào, chương trình giáo dục phổ thông mới ra sao, trong nhà trường đang dạy những ngoại ngữ nào, dạy từ cấp học nào, mà họ chỉ "chửi" cho thoả mãn cảm xúc cá nhân bằng những ngôn từ hung hãn nhất. Thực tế, không hề có chuyện Bộ GD&ĐT bỏ môn văn học Việt Nam chỉ để dạy văn học Trung Quốc.
Để chứng minh cho sự hoang tưởng của mình, có ý kiến còn “nhận định”, việc dạy tiếng Trung Quốc trong nhà trường nhằm chuẩn bị cho tương lai Việt Nam sáp nhập vào Trung Quốc? Nhân sự kiện Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dành cho thế hệ học sinh đầu tiên học theo chương trình mới chỉ gồm hai môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán), có người nói, đây là “âm mưu bỏ tiếng Anh để học tiếng Trung Quốc”, thực tế không phải như thế. Đừng phán xét bừa bãi, suy diễn vô căn cứ.
Ngoại ngữ trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
Chương trình tổng thể của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nêu rõ, môn Ngoại ngữ giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ (ngoại ngữ) để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.
Học sinh phổ thông bắt buộc phải học một ngoại ngữ (gọi là ngoại ngữ 1) và được tự chọn thêm ít nhất một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2) theo nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Cơ sở giáo dục có thể tổ chức học ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1, nếu học sinh có nhu cầu và cơ sở giáo dục có khả năng đáp ứng. Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, có thể tổ chức dạy học bắt đầu từ lớp 6 và kết thúc ở bất kỳ lớp nào tuỳ nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục. Môn Ngoại ngữ phát triển toàn diện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nội dung giáo dục ngoại ngữ được xây dựng liền mạch từ giai đoạn giáo dục cơ bản đến giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp trên cơ sở tham chiếu các khung trình độ ngoại ngữ quốc tế và Việt Nam.
Năng lực ngôn ngữ của học sinh bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ. Mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết. Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình môn Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.
Thực tế cho thấy, mặc dù cho phép dạy và học thêm ít nhất một ngoại ngữ (ngoài môn tiếng Anh) nhưng không nhiều trường học dạy ngoại ngữ thứ hai, vì cơ sở vật chất chưa đáp ứng được, đặc biệt thiếu đội ngũ giáo viên. Ngay tiếng Anh, môn ngoại ngữ bắt buộc học từ lớp 3 nhưng không phải trường nào cũng dạy được hoặc chỉ dạy theo kiểu chắp vá, vì thiếu giáo viên môn học này.
Nếu có điều gì cần nói về dạy ngoại ngữ trong trường phổ thông, thì đó là chất lượng dạy và học môn này chưa cao. Xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, điểm môn Ngoại ngữ bao giờ cũng thấp nhất trong các môn thi. Không có gì khó hiểu khi học sinh học ngoại ngữ 7 năm hoặc 9 năm trong trường phổ thông nhưng chỉ để kiểm tra, thi cử, còn khả năng giao tiếp rất hạn chế, chưa phát huy hiệu quả cao.
Ngoài ngoại ngữ, chương trình tổng thể còn quy định dạy tiếng dân tộc thiểu số. Dạy học tiếng dân tộc thiểu số là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để giữ gìn, phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hoá của các dân tộc thiểu số. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phổ thông là người dân tộc thiểu số có nguyện vọng, nhu cầu được học tiếng dân tộc thiểu số.
Môn Tiếng dân tộc thiểu số được dạy từ cấp tiểu học, sử dụng thời lượng tự chọn tương ứng của từng cấp học để tổ chức dạy học. Nội dung dạy học tiếng dân tộc thiểu số được quy định trong từng chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Điều kiện tổ chức dạy học và quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học ở cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định của Chính phủ.