Tự Do Bình Đẳng Bác Ái Của Tổ Chức Nào
QUY ĐỊNHTổ chức lễ viếng, lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minhvà tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ
Tự ái và tự trọng khác nhau như thế nào?
Nếu tự ái thường chỉ tính xấu, mang tính tiêu cực thì ngược lại, tự trọng là phẩm chất đáng quý ở con người. Tự trọng là tự ý thức, đánh giá và nhìn nhận bản thân mình, cả phần tốt lẫn phần xấu, đặc biệt là những giá trị mà bản thân tôn thờ, dù hoàn cảnh có thế nào đi nữa thì cũng không để ai hay điều gì xâm phạm đến những giá trị đó. Nói cách khác, người tự trọng là người biết giữ gìn phẩm giá và danh dự của bản thân.
Tự ái là tốt hay xấu? Tự ái ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Cần phải khẳng định rằng tự ái là một tính xấu. Nếu một người sống trong tâm thế tự ái quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng tâm lý bất ổn, lo lắng thường xuyên, có thể dễ gặp các bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu… Chưa kể, người tự ái thái quá thường cô đơn, ít có cơ hội nhận được sự đồng cảm và sẻ chia từ người khác. Điều này khiến cho tình trạng tâm lý, những bất ổn trong công việc và cuộc sống cá nhân của họ ngày càng nghiêm trọng.
Hơn nữa, tính tự ái không chỉ gây tổn thương sâu sắc đến bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người thân của họ, khiến mối quan hệ yêu đương, gia đình ngày càng xa cách.
Người tự ái thường quan niệm rằng mình là trung tâm của mọi thứ, từ công việc, tình yêu, gia đình cho tới các mối quan hệ khác. Họ khao khát sự quan tâm, công nhận và tán dương từ người khác một cách cực đoan. Nếu không bằng lòng với sự chú ý hoặc quan tâm mà mọi người dành cho họ thì ngay lập tức, họ có thể bỏ dở việc, chạy trốn, từ chối việc giao tiếp, coi thường nghĩa vụ, vô trách nhiệm… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tập thể.
Vì luôn cho mình là nhất nên một lẽ đương nhiên, những người dễ tự ái sẽ không chấp nhận được việc có một ai đó nổi bật hơn mình. Họ sẽ sinh lòng đố kỵ với người cướp đi sự chú ý mà đáng lẽ họ phải nhận được. Họ là kiểu người thích nhận hơn là việc cho đi, điển hình nhất là nét tính cách ích kỷ và ganh ghét với sự thành công của người khác. Với họ, việc công nhận sự nỗ lực hay tán thưởng cho thành quả một ai đó là điều hết sức khó khăn.
Hiện nay đa số các hoạt động xã hội hay công việc đều gắn liền với các đội nhóm và tổ chức. Do đó người tự ái cao thường khó hòa nhập và thích nghi vì họ luôn có định kiến với mọi thứ, luôn tìm cách đổ lỗi và thiếu sự đồng cảm với người khác. Dĩ nhiên, họ khó lòng nhận được sự tín nhiệm và yêu quý từ mọi người xung quanh. Chính những điều này đã kìm hãm quá trình học hỏi và tiến thân của họ.
Người tự ái sống trong cảm giác hoài nghi chính mình, bận tâm đến mọi đánh giá hay bình phẩm của người khác về bản thân. Đôi khi, họ còn phải liên tục so sánh mình với mọi người. Vì lẽ đó mà người tự ái ít khi tìm được sự thanh thản trong tâm hồn, dẫn đến tâm lý bất ổn định và những rối loạn về mặt cảm xúc như vui, buồn, giận dỗi thất thường.
Tự ái là tính cách của con người được hình thành ở lứa tuổi thiếu niên và trưởng thành vì trong giai đoạn này nhu cầu khẳng định cái tôi, biểu hiện sự độc lập và tìm kiếm sự công nhận bắt đầu phát triển mạnh. Tuy nhiên, tự ái cao hay những rối loạn liên quan đến tự ái có thể bắt nguồn từ môi trường sống độc hại.
Làm sao để chế ngự tính tự ái?
Nếu bạn là một người hay tự ái thì đừng quá lo lắng, chúng ta có thể chế ngự tính tự ái bằng những cách tư duy dưới đây.
Tập chấp nhận lỗi lầm của bản thân
Việc vượt qua tính tự ái và chế ngự nó cần thời gian và cả sự dũng cảm. Hãy bắt đầu với việc tự thừa, chấp nhận lỗi lầm của bản thân và thôi tìm cách bao biện. Hãy xem thất bại là cơ hội để chúng ta học hỏi kinh nghiệm.
Nhiều người chiến thắng luôn tốt hơn một người chiến thắng. Đây là chân lý không thể nào chối cãi vì lúc đó niềm vui sướng và thành quả đạt được sẽ nhân lên gấp nhiều lần. Người tự ái cao nên ghi nhớ điều này, từ đó tập chấp nhận, công nhận sự cố gắng và thành công của người khác.
Thay vì liên tục so sánh bản thân với người khác rồi sinh ra đố kỵ với họ thì hãy tìm hiểu cách thức dẫn họ đến thành công đó. Hãy tập quan sát cách họ làm việc, cách họ sống và ta sẽ nhận ra rằng họ đã nỗ lực rất nhiều, đã đi theo những phương pháp đúng đắn. Từ đó ta sẽ học được sự đồng cảm, chia sẻ, kinh nghiệm thành công và biến đối thủ thành những người thầy của mình.
Tự ái có ở mỗi người, điều quan trọng là hãy học cách kiềm chế cảm xúc, nếu không tính tự ái có thể hủy hoại những mối quan hệ và cả sự nghiệp của chúng ta. Mong rằng qua bài viết trên mọi người đã có thể hiểu rõ tự ái là gì và nó chi phối cuộc sống như thế nào, từ đó có những cách khắc phục phù hợp.
Unfortunately, the content on this page is not available in English. Please press continue to read the content in Vietnamese. Thank you for your understanding!